Chi tiết chương trình
 
Nâng cao nhận thức về bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ cho các chủ thể sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP
 Ngày: 09-04-2022
File đính kèm: , ,
Nâng cao nhận thức về bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ cho các chủ thể sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP
Những năm gần đây, khi chính phủ triển khai chương trình mỗi xã phường một sản phẩm (OCOP), vai trò của sản phẩm OCOP làm thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu của người dân; phát huy tối đa sức sáng tạo của cộng đồng dân cư trong phát triển sản phẩm truyền thống của địa phương; phát triển nhanh các tổ chức kinh tế trong sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp; nâng cao được chất lượng sản phẩm, mẫu mã;... Trong đó, có nhiều sản phẩm OCOP là những sản phẩm nông nghiệp được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các địa phương như NHCN, NHTT, CDĐL.


Thực trạng hiện nay, các doanh nghiệp và người dân chưa hiểu về OCOP và tài sản trí tuệ địa phương, do vậy nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩn nông nghiệp được bảo hộ của địa phương chưa khẳng định được giá trị sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, cách tiếp cận OCOP và tài sản trí tuệ địa phương mới dừng lại ở việc xác lập và quản lý nhà nước, chưa xuất phát từ nhu cầu thị trường nên các cơ sở chưa thấy sự cần thiết để quan tâm đến OCOP và tài sản trí tuệ địa phương.

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ góp phần thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, phát triển kinh doanh, xuất nhập khẩu, góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ, điều chỉnh sản phẩm, kiểu dáng, thương hiệu và bao bì thích ứng với thị trường mới, tránh các hành vi xâm phạm, sao chép, giả mạo của người khác… Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không chỉ đơn thuần là công cụ thúc đẩy sáng tạo, chuyển giao công nghệ, mà hiện nay còn trở thành xu thế tất yếu khi sở hữu trí tuệ được coi là tài sản vô hình ngày càng có giá trị, nhất là khi Hiệp định EVFTA được ký kết.

Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã rất chú trọng đến việc tạo dựng và phát triển tài sản trí tuệ thông qua các chính sách thiết thực nhằm khuyến khích và xây dựng một nền văn hóa sở hữu trí tuệ. Kết quả, tính đến năm 2020, cả nước có 42 tỉnh/ thành phố đã ban hành Chương trình phát triển tài sản trí tuệ, 1.265 sản phẩm được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể, 443 giấy chứng nhận nhãn hiệu chứng nhận, 101 sản phẩm được cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý, 1.148 sản phẩm OCOP được hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ, 1.200 lớp tập huấn cho khoảng 60.000 lượt người và 500 khóa đào tạo cho khoảng 25.000 sinh viên được tổ chức, 550 sáng chế được tư vấn, hỗ trợ khoảng 5.000 chương trình truyền thông về sở hữu trí tuệ được thực hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng .

Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Công thương, gần 90% lượng nông sản Việt Nam xuất khẩu ở dạng thô, các doanh nghiệp nước ngoài sau khi thu mua sẽ chế biến và sử dụng tên, thương hiệu của họ và khoảng 80% lượng nông sản chưa xây dựng được thương hiệu, không có logo, nhãn mác . Vì vậy, một số thương hiệu đặc sản của Việt Nam bị lạm dụng hoặc bị chiếm đoạt ở nước ngoài như: Nước mắm Phú Quốc, cà phê Buôn Mê Thuột, cà phê Trung Nguyên, kẹo dừa Bến Tre… các thương hiệu này phải mất nhiều thời gian và chi phí mới lấy lại được quyền đăng ký bảo hộ.

Nguyên nhân chính gây ra trở ngại trong xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam là do: quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, nguồn giống cây trồng thiếu sự kiểm soát và định hướng, quy trình sản xuất còn dựa chủ yếu vào kinh nghiệm, tập quán; công nghệ thu hoạch, chế biến, bảo quản sau thu hoạch còn thủ công thô sơ; khoa học kỹ thuật lạc hậu dẫn đến chất lượng thiếu đồng nhất, thiếu ổn định; nhận thức của người dân địa phương và doanh nghiệp chưa đầy đủ về vai trò và ý nghĩa của thương hiệu; việc xác định chất lượng, đặc thù các sản phẩm được bảo hộ chủ yếu được xác định bằng màu sắc, hình dáng, mùi vị,… dựa vào cảm quan là chính nên gây khó khăn cho người tiêu dùng trong việc nhận biết và phân biệt các loại sản phẩm đặc sản của các địa phương khác nhau. Bên cạnh đó, ở nhiều địa phương còn có sự thiếu hụt về cán bộ quản lý và cán bộ chuyên trách về sở hữu công nghiệp.

Tính đến năm 2020, cả nước có 162 cán bộ thực hiện công tác quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại các Sở Khoa học và Công nghệ, trong đó 44 cán bộ chuyên trách và 118 cán bộ kiêm nhiệm; 219 tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ và 367 cá nhân được cấp chứng nhận hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp1. Đây là khó khăn và thách thức rất lớn cho trong việc hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sau khi được bảo hộ của sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP của các địa phương.

Trung du và miền núi phía Bắc nằm tại vị trí phía Bắc của Việt Nam, là khu vực có diện tích lớn nhất cả nước, địa hình chủ yếu là đồi núi. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình vùng núi. Bởi vậy, Trung du và miền núi phía Bắc có thế mạnh đặc biệt để phát triển cây công nghiệp, rau quả cận nhiệt và ôn đới: chè, vải, lê, mậm, đào, nhãn, bưởi, cam… và nhiều loại cây dược liệu quý. Những năm qua, được sự quan tâm của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương, nhiều sản phẩm thế mạnh của các địa phương này đã được bảo hộ và phát triển, một số sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tiêu biểu như: Chỉ dẫn địa lý Chè Tân Cương (Thái Nguyên), vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang), cam Cao Phong (Hòa Bình), cam sành Hà Giang, quýt Bắc Kạn, chè Shan tuyết Mộc Châu (Sơn La), bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), Hồng không hạt (Bắc Kạn), hạt dẻ Trùng Khánh (Cao Bằng),…; hàng nghìn nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể khác.

Trong đó, nhiều sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, 4 sao và 5 sao. Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thế mạnh của Khu vực cũng như thực trạng chung của cả nước còn gặp nhiều trở ngại, chưa thực sự hiệu quả. Nhận thức của chủ thể sản xuất, kinh doanh các sản phẩm OCOP và sản phẩm nông nghiệp được bảo hộ và người dân trong Khu vực về vấn đề bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ còn hạn chế, do thông thường các sản phẩm được bảo hộ thường chưa mang lại hiệu quả kinh tế ngay, mà đỏi hỏi cần phải có sự tiếp tục đầu tư về kinh phí và thời gian nhất định và đặc biệt là công tác tuyên truyền quảng bá sản phẩm. Việc sản xuất các sản phẩm đặc sản của Khu vực chưa tạo được thói quen tuân thủ theo quy trình nhằm đảm bảo và duy trì sự đồng đều về chất lượng của sản phẩm; năng lực, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp còn hạn chế, sự liên kết giữa chính quyền, người dân và các chủ thể sản xuất chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng trong nhiều trường hợp các sản phẩm phát triển một cách tự phát, thiếu sự quản lý chặt chẽ của các ngành, các cấp làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.

Từ đó, các sản phẩm OCOP và sản phẩm nông nghiệp được đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các địa phương trong Khu vực chưa được sản xuất, kinh doanh theo nhu cầu thị trường và theo chuỗi giá trị…. Do vậy, để có thể xây dựng và bảo vệ thương hiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Khu vực Trung du và miền núi phía Bắc cần sự chung tay mạnh mẽ của cả các cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội ngành hàng cũng như cộng đồng doanh nghiệp, người nông dân, các chủ thể sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP và sản phẩm nông nghiệp được bảo hộ.

Chính vì những lý do trên, việc nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ cho các đối tượng liên quan đến bảo hộ và phát triển tài sản trí tuệ nhằm xây dựng và bảo vệ thương hiệu cho những sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu đại diện cho văn hóa, tập quán, thế mạnh của mỗi vùng, mỗi địa phương là vô cùng cần thiết. Dự án “Nâng cao nhận thức về bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ cho các chủ thể sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp của khu vực Trung du và miền núi phía Bắc” được triển khai sẽ góp phần nâng cao nhận thức, kỹ năng về bảo hộ, quản lý và khai thác tài sản trí tuệ cho các chủ thể sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp của Khu vực.
 
Phương Trà

Các tin đã đưa
THÔNG BÁO KÊU GỌI ĐỀU XUẤT NĂM 2025  (10-05-2024)
Thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ về việc tuyển chọn tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ cấp quốc gia  (12-01-2024)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm sò huyết của tỉnh Cà Mau  (30-10-2023)
Nâng cao hiệu quả hoạt động sở hữu trí tuệ và quản trị tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp  (28-10-2023)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm chè Shan tuyết Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên  (26-10-2023)
KẾT QUẢ BẢO HỘ, QUẢN LÝ TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC ĐỊA PHƯƠNG CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG  (24-10-2023)
Xử lý ô nhiễm nguồn nước trong các hệ thống nuôi tôm  (23-10-2023)
Các giải pháp liên kết nâng cao chuỗi giá trị cam Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang  (22-10-2023)
Nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo cho cộng đồng nữ trí thức Việt Nam  (18-10-2023)
Kết quả nổi bật trong bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực địa phương  (16-10-2023)
Quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cà phê Đăk Hà của tỉnh Kon Tum  (15-10-2023)
Chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ giữa các trường đại học và doanh nghiệp   (13-10-2023)
Đào tạo, nâng cao năng lực xét xử các vụ án về sở hữu trí tuệ cho cán bộ của hệ thống tư pháp  (12-10-2023)
Chính sách quản trị tài sản trí tuệ trong các trường đại học  (10-10-2023)
Quản lý và phát triển thương hiệu các sản phẩm, dịch vụ du lịch lòng hồ sông Đà của tỉnh Sơn La  (7-10-2023)
Vai trò của sở hữu trí tuệ trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch  (5-10-2023)
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Quảng Trị” cho sản phẩm chè vằng  (8-02-2023)
Phụ nữ với Sở hữu trí tuệ - Thúc đẩy đổi mới sáng tạo  (8-02-2023)
Giải pháp quản lý Nhà nước về tài sản trí tuệ vùng Tây Nguyên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế   (19-04-2022)
Tình hình khai thác, thương mại hóa sáng chế tại Việt Nam  (12-04-2022)