Chi tiết chương trình
 
Xây dựng CDĐL “Bình Tân – Vĩnh Long” cho sản phẩm khoai lang tím
 Ngày: 23-10-2024
File đính kèm: , ,
Khoai lang là một trong những cây lương thực được trồng phổ biến tại Việt Nam và du nhập từ Philippines vào khoảng cuối thế kỷ 16. Hiện nay, khoai lang được trồng tại nhiều địa phương như vùng núi, trung du Bắc Bộ, duyên hải miền Trung, châu thổ sông Hồng, Tây Nguyên và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Thực trạng bảo hộ quyền SHCN cho sản phẩm khoai lang huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long

Tỉnh Vĩnh Long rất chú trọng bảo tồn và phát huy danh tiếng cho sản phẩm khoai lang thông qua việc đăng ký bảo hộ quyền SHCN cho sản phẩm. Ngày 26/8/2013, Cục SHTT đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu tập thể (NHTT) “BINHTAN SWEET POTATOES Khoai Lang Bình Tân - Vĩnh Long - Việt Nam” do Hội nông dân huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long là chủ văn bằng. Tuy nhiên, thực tiễn quản lý NHTT “BINHTAN SWEET POTATOES Khoai Lang Bình Tân - Vĩnh Long - Việt Nam” hiện có nhiều bất cập, hạn chế.


Đối chiếu với quy định về NHTT, nhãn hiệu “BINHTAN SWEET POTATOES Khoai Lang Bình Tân - Vĩnh Long - Việt Nam” chỉ được phép sử dụng cho sản phẩm khoai lang của các thành viên của Hội nông dân huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, điều này làm giới hạn đối tượng sử dụng nhãn hiệu của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm khoai lang trên địa bàn huyện Bình Tân, là một bất lợi trong quá trình quảng bá và phát triển chuỗi giá trị sản phẩm khoai lang tại huyện Bình Tân.

NHTT “BINHTAN SWEET POTATOES Khoai Lang Bình Tân - Vĩnh Long - Việt Nam” bảo hộ đối với sản phẩm khoai lang nói chung, trong khi đó khoai lang Vĩnh Long có vùng sản xuất thâm canh tập trung với nhiều chủng loại, nhưng giống khoai lang tím chiếm đa số diện tích xuống giống. Trong năm 2023, huyện Bình Tân đã có xuống giống 1.055ha khoai lang trong đó diện tích xuống giống của khoai lang tím là 679ha.

 Như vậy, sản phẩm khoai lang tím là sản phẩm đặc trưng, có danh tiếng, chất lượng gắn với địa danh “Bình Tân” và có diện tích trồng lớn nhất, sản lượng cao nhất trên địa bàn tỉnh, vì vậy đây là sản phẩm cần được chú trọng ưu tiên bảo hộ quyền SHCN nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho quá trình quản lý và phát triển sản phẩm chủ lực của huyện Bình Tân nói riêng và của tỉnh Vĩnh Long nói chung.

Dù NHTT đã được bảo hộ từ năm 2013 nhưng theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Vĩnh Long thì chỉ có 2 chủ thể gồm Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ Thanh Ngọc và Công ty TNHH khoai lang Nhật Thành có sử dụng tem NHTT “BINHTAN SWEET POTATOES Khoai Lang Bình Tân - Vĩnh Long - Việt Nam” khi xuất sản phẩm khoai lang tím sang thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,...

Thực trạng này dẫn đến rủi ro lãng phí ngân sách đã đầu tư cho việc tạo lập quyền SHTT đối với TSTT này, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến danh tiếng, chất lượng và giá trị sản phẩm khoai lang của tỉnh. Ngày 25/06/2022, NHTT chính thức hết hiệu lực và không có thông tin về việc chủ sở hữu gia hạn văn bằng bảo hộ đối với NHTT “BINHTAN SWEET POTATOES Khoai Lang Bình Tân - Vĩnh Long - Việt Nam”. Như vậy, hiện nay sản phẩm khoai lang của huyện Bình Tân, tĩnh Vĩnh Long chưa được bảo hộ quyền SHCN dưới dạng nhãn hiệu cộng đồng.
 
Các thông tin quảng bá danh tiếng của sản phẩm khoai lang Bình Tân còn hạn chế, chỉ có một số thông tin quảng bá trên các trang thông tin điện tử quảng bá về du lịch, ẩm thực nhưng vẫn còn mang tính tự phát, rất sơ sài, trùng lắp và chưa được kiểm duyệt, cập nhật đầy đủ. Khi CDĐL được tạo lập sẽ có tính quảng bá tốt hơn so với NHTT và quy định về quản lý, sử dụng CDĐL cũng chặt chẽ hơn so với loại hình NHTT. Từ đó, đảm bảo việc quản lý và phát triển sản phẩm khoai lang Bình Tân được triển khai hiệu quả.

Hiệu quả kinh tế - xã hội  của CDĐL “Bình Tân – Vĩnh Long” cho sản phẩm khoai lang tím


Sau khi triển khai thành công nhiệm vụ xây dựng CDĐL “Bình Tân – Vĩnh Long”, thực trạng sản xuất và kinh doanh sản phẩm khoai lang tím của huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long sẽ được thống kê, nắm bắt từ đó giúp cho cơ quan quản lý đề ra các chính sách phù hợp với nhu cầu thực tiễn.

Xây dựng thành công CDĐL “Bình Tân – Vĩnh Long” cho sản phẩm khoai lang tím của huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long cùng hệ thống công cụ quản lý, quảng bá CDĐL nhằm nâng cao danh tiếng, uy tín, chất lượng và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm khoai lang tím Bình Tân trên thị trường, qua đó thúc đẩy hoạt động trồng trọt, kinh doanh sản phẩm; góp phần nâng cao đời sống cho các tổ chức, cá nhân trồng trọt, kinh doanh sản phẩm khoai lang tím Bình Tân; góp phần phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Vĩnh Long một cách bền vững.CDĐL “Bình Tân - Vĩnh Long” cho khoai lang tím của huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long và NHCN logo của CDĐL được đăng ký và bảo hộ thành công, giúp các hộ, các HTX sản xuất và kinh doanh sản phẩm sử dụng hợp pháp CDĐL, NHCN. Đồng thời, tham gia mô hình quản lý CDĐL, các NHCN để tận dụng các lợi thế của các thương hiệu cộng đồng này trong việc nâng cao uy tín, chuẩn hóa chất lượng sản phẩm và quy trình kỹ thuật từ đó giúp ổn định hoạt động sản xuất – kinh doanh, ổn định giá cả.

Thông qua các hội thảo, tập huấn, hàng trăm lượt người dân tham gia sản xuất được tiếp cận các kiến thức chuyên môn về SHTT về xây dựng và bảo vệ thương hiệu để phục vụ cho chiến lược phát triển kinh doanh của cá nhân, đơn vị.

Các đơn vị tham gia thí điểm được sử dụng CDĐL và hỗ trợ tư vấn về việc thiết kế, áp dụng hệ thống nhận diện thương hiệu sản phẩm để từng bước hướng đến hoạt động sản xuất và kinh doanh chuyên nghiệp, giúp cho sản phẩm có thể tham gia các chuỗi cung cấp sản phẩm hiện đại (siêu thị, chuỗi thực phẩm, ...), tăng khả năng tiếp cận thị trường thông qua việc tham gia các sự kiện kết nối thương mại; được hỗ trợ tham gia các chương trình quảng bá sản phẩm.

Sự hình thành bộ công cụ quản lý, quảng bá sẽ giúp người tiêu dùng nhận dạng đúng sản phẩm tương ứng với danh tiếng và đặc thù vốn có của sản phẩm trên cơ sở điều kiện tự nhiên và quá trình trồng, chăm sóc. Điều này hứa hẹn sẽ nhận được sự đón nhận của thị trường tiêu thụ trong nước, đồng thời động viên khích lệ phát triển hoạt động trồng, quản lý chất lượng sản phẩm chặt chẽ, đảm bảo các tiêu chí chất lượng của sản phẩm, củng cố danh tiếng và thị trường tiêu thụ.

Nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm mang CDĐL và NHCN logo của CDĐL trên thị trường, hạn chế nạn hàng hóa giả mạo nguồn gốc xuất xứ và hướng đến việc thiết lập kênh tiêu thụ sản phẩm ổn định. Việc tìm hiểu phương án và thí điểm tiếp cận các trang thương mại điện tử/ siêu thị lớn trong nước sẽ góp phần đưa các sản phẩm khoai lang tím của huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long đến gần hơn với khả năng mở rộng thị trường thông qua việc thâm nhập hệ thống các trang thương mại điện tử và siêu thị này.

Thanh Hà

Các tin đã đưa
Nhu cầu bảo hộ quyền SHTT đối với sản phẩm gạo tám Ấp bẹ Xuân Đài của tỉnh Nam Định  (30-10-2024)
Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm mắc ca của tỉnh Lai Châu  (28-10-2024)
Nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ  (26-10-2024)
Truyền thông chính sách về sở hữu trí tuệ, bảo hộ chỉ dẫn địa lý và quảng bá hình ảnh địa phương   (24-10-2024)
Một số kinh nghiệm phát triển chỉ dẫn địa lí trên thế giới  (22-10-2024)
Sự cần thiết trong việc xây dựng biểu trưng chỉ dẫn địa lý quốc gia  (18-10-2024)
Hoạt động quản lý nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý của Trung Quốc  (16-10-2024)
Đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu chứng nhận “Kon Hà Nừng - Gia Lai”  (15-10-2024)
Định hướng phát triển du lịch nông thôn gắn với bảo hộ nhãn hiệu  (13-10-2024)
Phát triển, kiểm soát chất lượng chỉ dẫn địa lý nhãn lồng Hưng Yên  (12-10-2024)
Đăng ký bảo hộ và quản lý chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm mai vàng của tỉnh Bình Định  (10-10-2024)
Nhu cầu nâng cao nhận thức về SHTT trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới  (07-10-2024)
Vận dụng kinh nghiệm quốc tế trong việc biên soạn, phát hành tài liệu về quản lý tài sản trí tuệ  (05-10-2024)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm sò huyết của tỉnh Cà Mau  (30-10-2023)
Nâng cao hiệu quả hoạt động sở hữu trí tuệ và quản trị tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp  (28-10-2023)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm chè Shan tuyết Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên  (26-10-2023)
KẾT QUẢ BẢO HỘ, QUẢN LÝ TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC ĐỊA PHƯƠNG CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG  (24-10-2023)
Xử lý ô nhiễm nguồn nước trong các hệ thống nuôi tôm  (23-10-2023)
Các giải pháp liên kết nâng cao chuỗi giá trị cam Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang  (22-10-2023)
Nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo cho cộng đồng nữ trí thức Việt Nam  (18-10-2023)