Chi tiết chương trình
 
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm sò huyết của tỉnh Cà Mau
 Ngày: 30-10-2023
File đính kèm: , ,
Việc xây dựng thành công chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm sò huyết Cà Mau góp phần nâng cao vị thế sản phẩm trên thị trường và góp phần mang lại hiệu quả kinh tế- xã hội cho các hộ nuôi sò huyết và các cơ sở thu mua địa bàn tỉnh Cà Mau nói riêng và các cơ sở thu mua, kinh doanh sản phẩm sò huyết Cà Mau ở các địa phương khác nói chung.
 Tính cấp thiết xây dựng chỉ dẫn địa lý sò huyết của tỉnh Cà Mau

Sò huyết (A. granosa) là một trong những đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao tại Việt Nam nói chung và cũng là một trong những thế mạnh của Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng. Theo Tổng cục Thủy sản Việt Nam, nhu cầu nhuyễn thể hai mảnh vỏ trên thị trường thế giới rất cao, ngày càng có thêm nhiều người tiêu dùng ưa chuộng sản phẩm này. Hiện nay, nuôi sò huyết đang phát triển mở rộng một cách tự phát; chưa có quản lý chuỗi liên kết thị trường tiêu thụ sản phẩm một cách khoa học nên rủi ro về chất lượng, về giá thành sản phẩm.



Bên cạnh đó, sản xuất sò huyết ở Cà Mau đang gặp khá nhiều khó khăn và thách thức. Sản xuất phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu; đất đai bị ô nhiễm do nhiễm các độc tố của phèn, mặn, vi khuẩn gây bệnh hại; tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp chưa có giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả.

Tổ chức sản xuất còn mang tính nhỏ lẻ và manh mún, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế. Liên kết sản xuất chậm phát triển và kém bền vững, chủ yếu do thiếu cơ chế phù hợp, chưa hợp lý trong phân chia lợi ích và nhìn chung nông hộ chưa quan tâm, doanh nghiệp chưa chủ động xây dựng và thúc đẩy các hình thức liên kết phát triển. Kinh tế hợp tác chậm phát triển, hộ gia đình đang là đơn vị sản xuất chính, sản phẩm làm ra kém đồng nhất về chất lượng, sản lượng thấp, khả năng cạnh tranh yếu;

Người dân chưa quen và thích nghi với loại hình tích tụ, tập trung ruộng đất để phát triển sản xuất theo quy mô lớn; tập quán sản xuất và sinh sống của người dân là định cư tại chỗ, quy mô nông hộ, còn rất nhiều hạn chế trong các hoạt động hợp tác sản xuất. Hoạt động chế biến và tiêu thụ gặp một số khó khăn. Nguyên liệu cho chế biến thủy sản chưa đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng. Thị trường xuất khẩu còn đang gặp khó khăn, rào cản thương mại, kỹ thuật được các nước nhập khẩu đặt ra, quy mô sản phẩm và chất lượng hàng hóa đạt tiêu chuẩn gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả ngành thủy sản của tỉnh Cà Mau nói chung và sò huyết nói riêng. Vì vậy, việc nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả theo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn sinh học còn nhiều hạn chế và cần tập huấn kỹ thuật, phổ biến kiến thức, nâng cao chất lượng nuôi sò huyết đạt hiệu quả cao.

Chính vì vậy, ngoài việc bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản, bảo vệ môi trường, nâng cao thu nhập và giảm nghèo cho người dân vùng đất Mũi Cà Mau còn phải tăng cường quản lý, ổn định thị trường và tạo niềm tin với người tiêu dùng. Với những tính chất đặc thù và danh tiếng của sò huyết của Cà Mau, việc đăng ký chỉ dẫn địa lý “Cà Mau” cho sản phẩm sò huyết của tỉnh Cà Mau là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách.

Các phương pháp tiếp cận xây dựng CDĐL cho sản phẩm sò huyết

Tiếp cận theo các quy luật của tự nhiên để phát triển bền vững: Nuôi sò huyết là hoạt động sản xuất gắn bó mật thiết với điều kiện địa lý tự nhiên và chịu sự chi phối tác động sâu sắc của các quy luật tự nhiên: từ điều kiện địa lý, địa hình; từ khí hậu, thời tiết, đặc điểm đất đai đến mùa vụ nuôi... do đó phải từ góc độ của các quy luật tự nhiên để xem xét, tổng kết quá trình tổ chức sản xuất trong những năm qua để đánh giá quá trình nuôi, tác động các yếu tố tự nhiên, con người và những đặc thù riêng gắn với sản phẩm. Đồng thời, thực hiện nghiên cứu đánh giá các tác động của nuôi, khai thác và kinh doanh sò huyết tới môi trường, làm cơ sở để đề xuất giải pháp phát triển mở rộng vùng nuôi sò huyết theo hướng bền vững vừa thu lợi kinh tế vừa bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái tại các vùng nuôi sò huyết của tỉnh Cà Mau.

Tiếp cận theo các quy luật thị trường: Nuôi thủy sản nói chung và sò huyết nói riêng đã xuất hiện rất lâu ở tỉnh Cà Mau, là ngành mũi nhọn đóng góp nhiều GDP của tỉnh. Sản phẩm sò huyết được khai thác là ngành sản xuất hàng hoá nên chịu sự chi phối và tác động sâu sắc của quy luật thị trường: sản phẩm làm ra phải được mua bán, trao đổi trên thị trường, chịu sự chi phối của cầu và cung, quy luật giá cả, quy luật cạnh tranh của sản phẩm. Do đó, cần nhìn dưới góc độ quy luật thị trường để nghiên cứu, đánh giá quá trình nuôi và các yếu tố xây dựng bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm.

Tiếp cận đa chiều: Tiếp cận cộng đồng: cộng đồng là một hợp phần của hệ sinh thái và duy trì hoạt động kinh tế, xã hội, môi trường, … mặt khác cộng đồng là tất cả những người có quyền lợi hợp pháp do liên quan đến sự duy trì cuộc sống gắn liền với hệ sinh thái, tiếp cận cộng đồng nhằm đánh giá đúng vai trò, quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của ngành thủy sản thông qua quy định, quy tắc, sự tăng giảm, biến chuyển theo các hình thức, hình thái qua từng giai đoạn lịch sử,... Trên cơ sở tiếp cận đa chiều nhằm tạo sự liên kết giữa người nông dân, cơ sở thu mua, kinh doanh và người tiêu dùng với sự quản lý của cơ quan chức năng và chính quyền địa phương.

Tiếp cận phát triển kinh tế vùng miền/địa phương kết hợp với phân tích chuỗi giá trị: Tiếp cận phân tích chuỗi giá trị giúp thấy được những nhân tố quan trọng của sản phẩm sò huyết dọc theo chuỗi giá trị từ “cung cấp đầu vào về giống à nuôià khai thác, thu hoạchà thương mạià tiêu dùng”, từ đó những yếu tố này cần được giải quyết thỏa đáng để tăng tính cạnh tranh của sản phẩm sò huyết Cà Mau; đồng thời tiếp cận phát triển kinh tế địa phương giúp đặt ra các mục tiêu tạo ra những điều kiện khung thuận lợi cho phát triển kinh tế nuôi thủy sản của tỉnh Cà Mau nói chung và phát triển loại hình thủy sản sò huyết nói riêng như phát triển cơ sở hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính, quy hoạch, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh dựa trên tiềm năng tự nhiên và điều kiện thể chế; quy hoạch phát triển vùng nuôi sò huyết theo hướng bền vững;…

Tiếp cận phát triển kinh tế tuần hoàn: Phát triển kinh tế tuần hoàn là một mô hình phát triển nhằm đảm bảo rằng thông qua các kế hoạch và thiết kế chủ động để hệ thống có tính “tái tạo và phục hồi” thay vì “kết thúc vòng đời” của sản phẩm. Nói cách khác, ngay từ khâu thiết kế hệ thống nuôi và trong quá trình thực hiện nuôi sò huyết và tiêu dùng đã phải tính đến khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu việc khai thác quá mức phục hồi của tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường.  Các tiếp cận này nhằm nghiên cứu đề xuất giải pháp mô hình nuôi sò huyết hiệu quả sao cho khai thác hiệu quả nhất các yếu tố tài nguyên như đất đai, nguồn nước,… đồng thời giảm thiểu phát thải gây ô nhiễm môi trường (như sử dụng quá mức phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học, …). Điều này vừa giúp giảm thiểu chi phí nuôi từ đó nâng cao lợi ích kinh tế, đồng thời giúp bảo vệ môi trường đất, nước, không khí, đa dang sinh học,… hướng tới phát triển bền vững lĩnh vực nuôi sò huyết nói riêng và đóng góp vào các mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh Cà Mau nói chung.

Công Thường


Các tin đã đưa
THÔNG BÁO KÊU GỌI ĐỀU XUẤT NĂM 2025  (10-05-2024)
Thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ về việc tuyển chọn tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ cấp quốc gia  (12-01-2024)
Nâng cao hiệu quả hoạt động sở hữu trí tuệ và quản trị tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp  (28-10-2023)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm chè Shan tuyết Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên  (26-10-2023)
KẾT QUẢ BẢO HỘ, QUẢN LÝ TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC ĐỊA PHƯƠNG CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG  (24-10-2023)
Xử lý ô nhiễm nguồn nước trong các hệ thống nuôi tôm  (23-10-2023)
Các giải pháp liên kết nâng cao chuỗi giá trị cam Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang  (22-10-2023)
Nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo cho cộng đồng nữ trí thức Việt Nam  (18-10-2023)
Kết quả nổi bật trong bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực địa phương  (16-10-2023)
Quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cà phê Đăk Hà của tỉnh Kon Tum  (15-10-2023)
Chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ giữa các trường đại học và doanh nghiệp   (13-10-2023)
Đào tạo, nâng cao năng lực xét xử các vụ án về sở hữu trí tuệ cho cán bộ của hệ thống tư pháp  (12-10-2023)
Chính sách quản trị tài sản trí tuệ trong các trường đại học  (10-10-2023)
Quản lý và phát triển thương hiệu các sản phẩm, dịch vụ du lịch lòng hồ sông Đà của tỉnh Sơn La  (7-10-2023)
Vai trò của sở hữu trí tuệ trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch  (5-10-2023)
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Quảng Trị” cho sản phẩm chè vằng  (8-02-2023)
Phụ nữ với Sở hữu trí tuệ - Thúc đẩy đổi mới sáng tạo  (8-02-2023)
Giải pháp quản lý Nhà nước về tài sản trí tuệ vùng Tây Nguyên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế   (19-04-2022)
Tình hình khai thác, thương mại hóa sáng chế tại Việt Nam  (12-04-2022)
Nâng cao nhận thức về bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ cho các chủ thể sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP  (09-04-2022)