Tỉnh Sơn La
Để đẩy mạnh hoạt động sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh nhất là trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, trên cơ sở Chương trình phát triển tài sản trí tuệ của quốc gia, UBND tỉnh đã ban hành một số các văn bản chỉ đạo triển khai việc xây dựng và phát triển nhãn hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp là thế mạnh của tỉnh.
Việc ban hành các cơ chế, chính sách của tỉnh về xây dựng và phát triển nhãn hiệu sản phẩm nông nghiệp chủ lực đã có tác động tích cực đến mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng, tăng giá trị sản phẩm, sản xuất nông sản sạch, an toàn, là tiềm năng lớn đáp ứng yêu cầu xuất khẩu vào các thị trường trong và ngoài khu vực; thực hiện việc bảo quản và chế biến sâu đối với các sản phẩm nông sản; đã khuyến khích được các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp.
Bên cạnh đó, nhận thức của người dân, các doanh nghiệp, hợp tác xã về sản xuất sản phẩm theo hướng đáp ứng yêu cầu của thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng. Đồng thời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã nhiều cơ hội tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiếp cận thị trường xuất khẩu sản phẩm.
Các văn bản về sáng kiến được ban hành đã khuyến khích phong trào thi đua lao động sáng tạo trong thực thi nhiệm vụ, góp phần không nhỏ trong công tác cải cách hành chính của các sở, ban, ngành và trong các doanh nghiệp
(ii) Kết quả, trong giai đoạn 2016-2020, bảo hộ: Sơn La đã được Cục SHTT cấp văn bằng bảo hộ cho 15 sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh; trong đó 14 sản phẩm là được hỗ trợ xây dựng bằng nguồn vốn sự nghiệp KHCN; 01 sản phẩm (Cam Phù Yên) được hỗ trợ xây dựng bằng nguồn vốn của huyện., cụ thể:
Công tác phát triển tài sản trí tuệ được triển khai trên địa bàn đã góp phần nâng cao nhận thức và sự quan tâm của các cấp, các ngành; tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của doanh nghiệp và người dân đặc biệt là đối với các sản phẩm đặc sản của địa phương; góp phần thực hiện công cuộc xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư cho sự phát triển của sản phẩm cũng như cho sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.
Tỉnh Vĩnh Phúc
Trong Ccông tác xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản liên quan đến cơ chế, chính sách hỗ trợ hoạt động SHTT, phát triển tài sản trí tuệ, Sở KH&CN tỉnh Vĩnh phúc đã chủ động, tích cực trong công tác tham mưu, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản liên quan đến cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ.
Trong giai đoạn 2016-2020, Sở đã tư vấn, hoàn thiện hồ sơ đăng ký bảo hộ cho các sản phẩm chủ lực của địa phương, đến nay một số hàng hóa đã được cấp giấy chứng nhậntập thể như: Na dai Bồ Lý, Bánh tẻ Tứ Yên, Bánh hòn Hương Canh; Bưởi Vĩnh Tường, Chuối Tiêu hồng Yên Lạc, Rau quả Vĩnh Phúc…
Kết quả hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ của Vĩnh Phúc thời gian qua đã thực hiện các bước đi cần thiết để đưa hoạt động đi dần vào nề nếp, tạo ý thức và tác động tốt đối với tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, góp phần lành mạnh hoá thị trường và sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đồng thời, Sở KH&CN tỉnh đã lLàm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật của nhà nước về sở hữu trí tuệ nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật sở hữu trí tuệ cho các tổ chức, cá nhân và cộng đồng tại địa phương. Qua đó, giúp cho các cấp chính quyền địa phương nhận thức và quan tâm rõ nét trong công tác quản lý nhà nước và thực thi quyền SHTT.
Hoạt động hỗ trợ tiến hành các thủ tục về SHCN được thực hiện thường xuyên, công khai, minh bạch trên cổng thông tin điện tử của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tiến hành các thủ tục xác lập quyền SHCN.
Bên cạnh đó, sở KH&CN tỉnh cũng tTham mưu cho UBND tỉnh thực hiện tốt chức năng quản lí nhà nước về SHTT, đặc biệt là quản lí các địa danh, chỉ dẫn địa lí cho các sản phẩm chủ lực của địa phương.
Tỉnh Ninh Bình
Trong khuôn khổ Chương trình phát triển tài sản trí tuệ của Bộ KH&CN và Nghị quyết của HĐND tỉnh, đã có 16 dự án phát triển tài sản trí tuệ được triển khai bảo hộ nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm đặc thù của Ninh Bình đó là các sản phẩm: ngao Kim Sơn, Gạo Hương Bình, Cói mỹ nghệ Kim Sơn, Đá mỹ nghệ Ninh Vân, Cá Tràu tiến Vua, Thêu ren Văn Lâm - Ninh Hải, Cơm cháy Ninh Bình, mắm tép Gia Viễn, khoai lang Hoàng Long, khoai sọ Yên Quang, Mật ong Cúc Phương, Trạch tả Ninh Bình, Đào phai Tam Điệp, Chè Trại Quang Sỏi; xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm dứa Đồng Giao và Dê núi Ninh Bình. Các sản phẩm sau khi được bảo hộ đã khẳng định được thương hiệu, nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm đặc trưng của Ninh Bình góp phần mở rộng sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, tăng giá trị bước đầu từ 5-15% và phát triển thương hiệu Ninh Bình.
Sở KH&CN tỉnh đã hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực sở hữu trí tuệ trên địa bàn do Uỷ ban nhân dân tỉnh giao. Phối hợp với các Sở, ban, ngành, huyện, thành phố, các đơn vị, tổ chức thông tin tuyên truyền, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về sở hữu trí tuệ. Tỉnh Ninh Bình cũng đã chủ động trong việc khuyến khích, động viên, khen thưởng đối với các tác giả sáng kiến, góp phần thúc đẩy hơn nữa hoạt động sáng tạo trong nhân dân.
Sở KH&CN tỉnh bBước đầu làm tốt công tác tư vấn, hướng dẫn các đơn vị, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh lập hồ sơ đăng ký quyền sở hữu công nghiệp. Thông qua các dự án được triển khai tại tỉnh thực hiện Nghị quyết số 22/2017/NQ-HĐND, đã tạo ra một hướng đi mới cho địa phương trong việc triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tạo dựng và phát triển TSTT.
Tuy nhiên, sở chưa có nhiều cán bộ, công chức thực hiện chuyên trách về sở hữu trí tuệ, chức năng quản lý sở hữu trí tuệ vẫn chủ yếu được ghép chung với các lĩnh vực khác như an toàn bức xạ, thông tin,… Sự phối kết hợp giữa các ngành và các doanh nghiệp chủ sở hữu nhãn hiệu đã được bảo hộ trong quá trình xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp còn chưa thường xuyên và chưa chặt chẽ.
Bên cạnh đó, Hoạt động cung cấp thông tin về sở hữu công nghiệp về cơ bản vẫn bị lệ thuộc vào việc cung cấp thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ.
Tỉnh Hà Tĩnh Hoạt động sở hữu trí tuệ của tỉnh Hà Tĩnh đã có những bước đột phá mạnh mẽ, từ công tác tham mưu cơ chế, chính sách đến công tác tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ, tuyên truyền được triển khai một cách đồng bộ, hiệu quả. , được thể hiện như sau: (i) Công tác tuyên truyền, đạo tạo được đổi mới, phù hợp về nội dung và đối tượng, nhận thức của tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp về sở hữu trí tuệ ngày càng rõ nét, ý thức về sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ để thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, gìn giữ uy tín thương hiệu ngày càng rõ nét.
; (ii) Công tác tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ thiết kế, đăng ký bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp được triển khai kịp thời, đồng bộ, đạt hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh, quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường và cơ hội phát triển cho các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh. Số lượng đơn đăng ký bảo hộ các đối tượng SHCN của tỉnh tăng gần 05 lần so với năm 2015 trở về trước.
Theo kết quả khảo sát cho thấy các tổ chức, cá nhân được hỗ trợ thiết kế, đăng ký nhãn hiệu đã phát huy tốt hiệu quả, tác động từ đăng ký thương hiệu mang lại hiệu quả toàn diện trên nhiều mặt: thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp được bảo hộ, phát triển; văn hóa và nhận thức của doanh nghiệp về gìn giữ uy tín, chất lượng sản phẩm, dịch vụ từng bước thay đổi và nâng cao; sức cạnh tranh, thị trường, doanh thu của sản phẩm, doanh nghiệp được phát triển một cách bền vững; các sản phẩm chủ lực của tỉnh được xây dựng, chuẩn hóa về mẫu mã, truy xuất nguồn gốc, đăng ký chất lượng,....; (iii) Hoạt động tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm đặc sản, sản phẩm chủ lực của địa phương được quan tâm đẩy mạnh và phát huy hiệu quả, toàn tỉnh đã có 15 sản phẩm đặc sản (Bưởi Phúc Trạch, Nhung hươu Hương Sơn (đăng ký CDĐL); Kẹo cu đơ Hà Tĩnh, Cam Bù Hương Sơn, Cam Khe Mây, Cam Thượng Lộc, Cam Sơn Mai, Mực Thạch Kim-Cửa Sót, Nước mắm Kỳ Ninh, Mật ong Hương Sơn (đăng ký NHCN); Cam Vũ Quang, Mật ong Vũ Quang, Mộc Thái Yên, Chè Hồng Lộc, Rau an toàn Tượng Sơn (đăng ký NHTT)) được đăng ký bảo hộ thương hiệu, chuẩn hóa về chất lượng và hệ thống nhận diện thương hiệu. ; công tác quản lý, kiểm soát sản phẩm được thiết lập trên 02 hệ thống là quản lý nội bộ và sự kiểm soát của các cơ quan có thẩm quyền; nhiều sản phẩm đã xây dựng được hệ thống liên kết từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ với sự tham gia của các doanh nghiệp; công tác quảng bá, phát triển sản phẩm được tổ chức bài bản, có hệ thống; theo kết quả điều tra cho thấy, sau khi được thiết lập quyền sở hữu trí tuệ, giá trị thương hiệu và giá trị của sản phẩm tăng từ 10-20% và giữ ổn định; thị trường tiêu thụ được phát triển theo chuỗi ngành hàng liên kết. Đặc biệt là đã đăng ký bảo hộ thành công 02 sản phẩm chỉ dẫn địa lý và vừa qua sản phẩm Bưởi Phúc Trạch đã được Liên minh Châu Ân (EU) bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Châu Âu, đây là cơ hội lớn về thương hiệu và thị trường để địa phương tập trung cho phát triển sản phẩm.
Tuy nhiên,
+ Các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh chủ yếu có quy mô nhỏ, lẻ nên tiềm lực không mạnh, chưa quan tâm đến đầu tư cho hoạt động sở hữu trí tuệ, nhất là đầu tư, ứng dụng các kết quả nghiên cứu KHCN, ứng dụng các sáng chế, giải pháp hữu ích và sản xuất.
+ Một số địa phương vẫn mang tâm lý việc xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ cho sản phẩm chủ lực của địa phương là nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, vì vậy chưa quan tâm, quyết liệt, chưa bố trí đơn vị, cán bộ làm đầu mối để giúp doanh nghiệp và người dân tiếp cận với chính sách. Các huyện, thành phố, thị xã chưa xây dựng kế hoạch đề xuất và bố trí ngân sách cấp huyện để hỗ trợ thực hiện chính sách hằng năm.
+ Năng lực về sở hữu trí tuệ của các bộ phụ trách KHCN cấp huyện còn yếu, nên công tác tham mưu, tư vấn, triển khai hoạt động sở hữu trí tuệ ở cơ sở chưa được đẩy mạnh.
+ Trong thời gian qua, kinh phí bố trí cho hoạt động sở hữu trí tuệ của tỉnh đã được quan tâm, bổ sung, tuy nhiên cần có sự hỗ trợ từ Trung ương để xây dựng một số mô hình phát triển tài sản trí tuệ hoặc ứng dụng sáng chế/GPHI để làm cơ sở nhân rộng.
Đội ngũ chuyên gia am hiểu về sở hữu trí tuệ của địa phương còn thiếu, chưa được đào tạo, bồi dưỡng một cách bài bản.
Tỉnh Bến Tre
Hoạt động hỗ trợ tạo lập và phát triển tài sản trí tuệ đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo sự thay đổi khá lớn về hình ảnh, thương hiệu và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Qua đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp ưu tiên đã khẳng định được chỗ đứng của mình so với các doanh nghiệp khác trong tỉnh và từng bước chiếm vị thế trên thị trường trong và ngoài nước, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng của nền kinh tế.
Những kết quả chính đạt được:
Nhiều sản phẩm đặc sản của địa phương được hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý như: Nhãn hiệu chứng nhận heo Mỏ Cày Nam và xoài Tứ Quý Thạnh Phú; nhãn hiệu tập thể: chôm chôm Chợ Lách và măng cụt Chợ Lách, nhãn Long Hòa, Gà nòi Mỹ Sơn Đông Mỏ Cày Bắc, chổi Mỹ An, rau Phú Nghĩa Ba Tri, tép rang dừa Mỹ Hưng Thạnh Phú; chỉ dẫn địa lý: Bưởi da xanh Bến Tre, dừa uống nước xiêm xanh Bến Tre, Sầu riêng Cái Mơn và Tôm càng xanh Bến Tre, Cua Bến Tre, chôm chôm Bến Tre (đang hỗ trợ) ….
Thuận lợi:
+ Trong thời gian qua, được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của các cấp, sự hỗ trợ phối hợp nhiệt tình của các ngành và sự tích cực tham gia của doanh nghiệp, một số nội dung hỗ trợ đã vượt so với mục tiêu của Kế hoạch hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của tỉnh. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về sở hữu trí tuệ và Kế hoạch hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của tỉnh đến các doanh nghiệp thuộc đối tượng hỗ trợ được chú trọng thực hiện thường xuyên và dưới nhiều hình thức khác nhau.
Sở KH&CN tỉnh cũng + tThường xuyên nghiên cứu, triển khai thực hiện những văn bản quy phạm pháp luật khi có sự thay đổi và lồng ghép những chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp của tỉnh vào Kế hoạch thực hiện Chương trình. Qua đó, đã xác định đúng đối tượng hỗ trợ và thực hiện đúng chủ trương, chính sách của tỉnh.
Mặt khác, Sở KH&CN tỉnh đã+ xXác định doanh nghiệp là đối tượng để phục vụ, do đó các hoạt động hỗ trợ, hướng dẫn thủ tục và thành phần hồ sơ của cơ quan thực hiện luôn tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Điều này đã khích lệ, động viên doanh nghiệp mạnh dạn đăng ký hỗ trợ.
Hoạt động hỗ trợ tạo lập và phát triển tài sản trí tuệ đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo sự thay đổi khá lớn về hình ảnh, thương hiệu và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Qua đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp ưu tiên đã khẳng định được chỗ đứng của mình so với các doanh nghiệp khác trong tỉnh và từng bước chiếm vị thế trên thị trường trong và ngoài nước, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng của nền kinh tế.
Khó khăn:
+ Bên cạnh những kết quả đã đạt được, số lượng sáng chế/giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp được hỗ trợ đăng ký bảo hộ chưa nhiều. Nguyên nhân là do đối tượng hỗ trợ chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiềm lực kinh tế còn hạn chế nên chưa quan tâm nhiều đến việc đầu tư, nghiên cứu tạo ra các sáng chế, giải pháp hữu ích (thường các sáng chế/GPHI tính thương mại chưa cao), kiểu dáng công nghiệp để áp dụng vào sản xuất, kinh doanh, chủ yếu quan tâm đến việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.
Thanh Hà
|