Chi tiết chương trình
 
Nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo cho cộng đồng nữ trí thức Việt Nam
 Ngày: 18-10-2023
File đính kèm: , ,
Trong sự phát triển nhanh chóng của công nghệ hiện đại hướng tới cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đội ngũ trí thức trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng, tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trong đó lực lượng nữ trí thức đã và đang giữ một vị trí hết sức quan trọng.
Cộng đồng nữ trí thức của Việt Nam là bộ phận tinh hoa của phụ nữ Việt Nam có mặt trong tất cả các thành phần kinh tế, trên mọi miền của đất nước. Các nữ trí thức đã cống hiến nhiều công trình khoa học có giá trị về lý luận và ứng dụng thực tiễn trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ, sáng tạo văn học nghệ thuật có giá trị cao, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước do phụ nữ làm chủ nhiệm. Có những đề tài nghiên cứu, sáng kiến khoa học làm lợi cho đất nước nhiều tỷ đồng. Nhiều nữ trí thức đạt được những giải thưởng cao quý trong nước và quốc tế, vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú”, “Thầy thuốc Ưu tú”, “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”. Nhiều nữ trí thức đã trở thành các nữ doanh nhân giỏi, năng động, tài ba…


Theo số liệu thống kê của Cục Thông tin KH&CN quốc gia năm 2019 cho thấy số lượng nữ tham gia nghiên cứu chiếm 46% trong tổng nhân lực NC&PT. Tuy nhiên, mặc dù chiếm 46% trong tổng nhân lực NC&PT, số lượng nữ làm chủ nhiệm đề tài/dự án cũng chỉ chiếm 25% tổng chủ nhiệm đề tài/dự án. Đây cũng là vấn đề đề xuất với Chính phủ cần có cơ chế chính sách phù hợp hơn nữa để nhiều phụ nữ có thể làm chủ nhiệm đề tài/dự án hơn và cần được hỗ trợ thương mại hóa các sáng chế, giải pháp hữu ích, kết quả nghiên cứu khoa học do đặc thù chức năng “kép” vừa phải chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái vừa thực hiện công tác chuyên môn. Cũng vì rào cản này, nhiều trường hợp bằng sáng chế, giải pháp hữu ích, kết quả nghiên cứu khoa học được nghiên cứu thành công nhưng để phát triển thương mại hoá, đáp ứng nhu cầu cuộc sống còn hạn chế và chưa thực sự đạt thành công như mong đợi.

Cộng đồng Nữ trí thức Việt Nam rất đa dạng, bao gồm các nữ khoa học, doanh nhân trong mọi lĩnh vực trên toàn quốc. Hiện các chị có rất nhiều kết quả nghiên cứu KH&CN có giá trị kinh tế, đáp ứng nhu cầu thực tiễn, nhưng chưa được thương mại hóa. Các công nghệ và kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học nữ chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ sinh học - Y - Dược phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng và sản xuất nông nghiệp, chế biến thực phẩm sạch, và xử lý ô nhiễm môi trường.

Bên cạnh những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp xây dựng phát triển đất nước, các chị còn có vai trò quan trọng đối với hạnh phúc và sự ổn định của gia đình. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công vẫn còn tồn tại không ít những trở ngại,  những khó khăn làm hạn chế vị thế, vai trò của nữ trí thức. Do vậy, việc hỗ trợ các nhà khoa học nữ, quảng bá, giới thiệu và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, gắn kết họ với các doanh nghiệp nhằm khai thác và phát triển giá trị các tài sản trí tuệ, thúc đẩy và tăng cường hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ thực sự là rất cần thiết hiện nay.

Chính vì những lý do trên, việc nâng cao nhận thức, năng lực về sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ, các hoạt động đổi mới sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh cho các đối tượng nữ trí thức hiện nay là nhu cầu vô cùng cần thiết. Nhiệm vụ “Nâng cao nhận thức, năng lực sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh cho cộng đồng nữ trí thức Việt Nam” được triển khai sẽ góp phần nâng cao nhận thức, năng lực sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh cho cộng đồng nữ trí thức Việt Nam.

Nhiệm vụ được thực hiện sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cho các nữ trí thức quảng bá, giới thiệu tài sản trí tuệ và kết quả đổi mới sáng tạo của mình với xã hội, với các doanh nghiệp và các tổ chức có liên quan nhằm sử dụng tốt nhất cho xã hội và tránh lãng phí kinh phí rất lớn dành cho nghiên cứu khoa học; đóng góp thiết thực cho sự phát triển các ngành có liên quan đến các đề tài nghiên cứu. Bên cạnh đó, nhiệm vụ được đánh giá sẽ là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển tài sản trí tuệ và kết quả đổi mới sáng tạo, giúp cho các nhà khoa học nữ trở thành chủ thể tham gia thị trường và chủ động kết nối với các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm khoa học vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh để đổi mới công nghệ và chất lượng sản phẩm. Thông qua việc triển khai Nhiệm vụ, các nữ trí thức có thêm một kênh riêng cho mình để thương mại hóa tài sản trí tuệ và kết quả đổi mới sáng tạo. Địa điểm này cũng như các hoạt động đào tạo, trưng bày giới thiệu đều dựa trên cơ sở đặc điểm giới nên phù hợp với các nữ trí thức.

     Đồng thời Nhiệm vụ sẽ gắn kết các nhà khoa học với doanh nghiệp và các nhà đầu tư dễ dàng hơn. Các chủ SHTT, ĐMST có thể tìm được các nhà đầu tư có kinh nghiệm và năng lực kinh tế, quản lý phù hợp, cùng nhau sản xuất ra sản phẩm và đưa ra thị trường một cách chuyên nghiệp, giúp phát triển tài sản trí tuệ, kết quả đổi mới sáng tạo nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả. Đồng thời thu hút được nhiều nguồn lực cho hoạt động KH&CN, giúp giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.

Công Thường



Các tin đã đưa
Nhu cầu bảo hộ quyền SHTT đối với sản phẩm gạo tám Ấp bẹ Xuân Đài của tỉnh Nam Định  (30-10-2024)
Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm mắc ca của tỉnh Lai Châu  (28-10-2024)
Nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ  (26-10-2024)
Truyền thông chính sách về sở hữu trí tuệ, bảo hộ chỉ dẫn địa lý và quảng bá hình ảnh địa phương   (24-10-2024)
Xây dựng CDĐL “Bình Tân – Vĩnh Long” cho sản phẩm khoai lang tím  (23-10-2024)
Một số kinh nghiệm phát triển chỉ dẫn địa lí trên thế giới  (22-10-2024)
Sự cần thiết trong việc xây dựng biểu trưng chỉ dẫn địa lý quốc gia  (18-10-2024)
Hoạt động quản lý nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý của Trung Quốc  (16-10-2024)
Đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu chứng nhận “Kon Hà Nừng - Gia Lai”  (15-10-2024)
Định hướng phát triển du lịch nông thôn gắn với bảo hộ nhãn hiệu  (13-10-2024)
Phát triển, kiểm soát chất lượng chỉ dẫn địa lý nhãn lồng Hưng Yên  (12-10-2024)
Đăng ký bảo hộ và quản lý chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm mai vàng của tỉnh Bình Định  (10-10-2024)
Nhu cầu nâng cao nhận thức về SHTT trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới  (07-10-2024)
Vận dụng kinh nghiệm quốc tế trong việc biên soạn, phát hành tài liệu về quản lý tài sản trí tuệ  (05-10-2024)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm sò huyết của tỉnh Cà Mau  (30-10-2023)
Nâng cao hiệu quả hoạt động sở hữu trí tuệ và quản trị tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp  (28-10-2023)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm chè Shan tuyết Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên  (26-10-2023)
KẾT QUẢ BẢO HỘ, QUẢN LÝ TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC ĐỊA PHƯƠNG CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG  (24-10-2023)
Xử lý ô nhiễm nguồn nước trong các hệ thống nuôi tôm  (23-10-2023)
Các giải pháp liên kết nâng cao chuỗi giá trị cam Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang  (22-10-2023)