Chương trình phát triển tài sản trí tuệ
Chương trình ở Trung ương đã hỗ trợ cho các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp bảo hộ, quản trị tài sản trí tuệ và tăng cường thực thi quyền SHTT. Trong đó, đặc biệt phải kể đến Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam, ĐH Huế, ĐH Cần Thơ, ĐH Thái Nguyên, Viện Lúa đồng bằng Sông Cửu Long … nâng cao năng lực sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ phục vụ hoạt động nghiên cứu, bảo hộ thành quả nghiên cứu, đăng ký bảo hộ sáng chế, tổ chức bộ phận SHTT trong đơn vị. Tập đoàn Dệt may, Hiệp hội Da giầy, Tập đoàn DABACO và nhiều doanh nghiệp cũng được Chương trình hỗ trợ triển khai hoat động nâng cao nhận thức, đào tạo, tiến hành các biện pháp quản trị TSTT và tăng cường năng lực, hiệu quả thực thi quyền SHTT cho các đơn vị này
Ngoài ra, các địa phương đã hỗ trợ cho gần 600 lượt doanh nghiệp, một số địa phương triển khai rất hiệu quả các hoạt động này như TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Đà Nẵng, Vĩnh Long và Hà Tĩnh.
Việc các tổ chức KHCN lớn, Tập đoàn, hiệp hội, doanh nghiệp tích cực và chủ động triển khai công tác bảo hộ, quản trị TSTT thời gian gần đây cho thấy, hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng và nội tại nền kinh tế Việt Nam nói chung đang có sự biến chuyển tích cực, phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu, chuyển dịch về mô hình tăng trưởng theo hướng dựa trên KH&CN và TSTT. Việc Chương trình tập trung hỗ trợ cho khối doanh nghiệp cũng khẳng định quan điểm của Bộ KH&CN, Cục SHTT và các Bộ, ngành, địa phương lấy doanh nghiệp làm trọng tâm, động lực phát triển.
Các hoạt động này đã góp phần tăng lượng Đơn sở hữu công nghiệp nộp vào Cục (tăng khoảng 10-12%/năm). Trong giai đoạn 2011-2019, Cục SHTT tiếp nhận và công bố 299.442 đơn đăng ký xác lập quyền, bao gồm: 278.144 đơn đăng ký nhãn hiệu, 14.084 đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, 4.705 đơn đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích là 2.509 đơn. Thống kê Đơn đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp giai đoạn 2011-2019 tại Phụ lục II kèm theo.
Chương trình quốc gia phát triển công nghệ caoĐến thời điểm hết năm 2018, 03 Chương trình thành phần thuộc Chương trình quốc gia phát triển CNC đến năm 2020 đã và đang hỗ trợ 39 nhiệm vụ với tổng kinh phí triển khai là 1.791 tỷ đồng, trong đó NSNN hỗ trợ 383 tỷ đồng (chiếm 21,4%), kinh phí đối ứng từ các đơn vị chủ trì là 1.408 tỷ đồng (78,8%).
Một số công nghệ nổi bật đã và đang được các doanh nghiệp tham gia Chương trình nghiên cứu, làm chủ, ứng dụng sản xuất sản phẩm ở quy mô công nghiệp là: Công nghệ nano trong nghiên cứu phát triển và làm chủ quy trình công nghệ sản xuất bóng nong mạch và stent phủ thuốc; công nghệ sản xuất quy mô công nghiệp một số chế phẩm vi sinh, enzym và protein; công nghệ điện toán đám mây trong nghiên cứu phát triển và sản xuất thiết bị truy nhập Wifi; công nghệ sinh học ứng dụng sản xuất thuốc Peginterferon lamda 1, Pegfilgrastim đạt tiêu chuẩn Châu Âu; công nghệ chế tạo Robot 5 bậc tự do phục vụ đào tạo; công nghệ thiết kế, chế tạo dây chuyền sản xuất linh hoạt kết cấu nhà thép nhẹ tiền chế; dịch vụ ứng dụng công nghệ GPS trong quản lý, giám sát, điều phối và tối ưu hóa kế hoạch sử dụng phương tiện; công nghệ chế tạo thiết bị hệ thống thu thập, lưu trữ hình ảnh DICOM hệ thống hội chẩn y tế trực tuyến Video và phần mềm bảo mật, khai thác cơ sở dữ liệu hình ảnh DICOM phục vụ chẩn đoán bệnh...
Chương trình Phát triển sản phẩm quốc giaChương trình sản phẩm quốc gia hướng tới các doanh nghiệp lớn, có khả năng làm đầu tàu dẫn dắt, xây dựng và sản xuất sản phẩm thương hiệu quốc gia, có thị trường lớn để làm chủ công nghệ, tăng tỷ lệ nội địa hóa, tiến tới việc chiếm lĩnh thị trường trong nước. Thông qua việc thực hiện các Dự án KH&CN phát triển sản phẩm quốc gia Chương trình đã cung cấp cho thị trường một số sản phẩm đạt hiệu quả về khoa học và công nghệ, cũng như về kinh tế-xã hội nhất định, như sản phẩm giàn khoan dầu khí di động, sản phẩm thiết bị nâng hạ có sức nâng lớn, sản phẩm vắc-xin cúm gia cầm.
Các Dự án KH&CN phát triển sản phẩm quốc gia đã đạt được một số kết quả bước đầu là tiền đề để có thể chuyển sang giai đoạn đầu tư sản xuất sản phẩm quốc gia có quy mô lớn như: i) sản phẩm vắc-xin vật nuôi: đã được phép lưu hành 01 vắc-xin cúm gia cầm, 01 vắc-xin cúm đang tiến hành kiểm nghiệm quốc gia, đã tạo được bộ chủng giống gửi công nhận cấp quốc gia; ii) sản phẩm lúa gạo: đang khảo nghiệm được 06 giống lúa năng suất cao chất lượng cao, bước đầu xác định được một số kỹ thuật có hiệu quả trong sản xuất. Đặc biệt, Viện lúa Đồng bằng Sông Cửu Long, đã xây dựng được gói kỹ thuật thâm canh, trong đó giảm được 50% nhu cầu về hạt giống lúa cho gieo cấy mà vẫn đảm bảo được năng suất cao, chọn tạo thành công 2 giống lúa thuần chất lượng đạt tiêu chí về chất lượng và khả năng chống chịu sâu bệnh như mục tiêu đề ra; iii) sản phẩm giàn khoan dầu khí: đã hoàn thiện và làm chủ công tác thiết kế, hợp lý hóa công nghệ, qui trình chế tạo, thi công giàn khoan tự nâng ở độ sâu 400ft nước phù hợp với điều kiện và mang đặc trưng riêng của Việt Nam.
Bên cạnh đó, Chương trình sản phẩm quốc gia triển khai cũng đã tạo hiệu ứng thu hút được một số doanh nghiệp đầu tư nhà máy sản xuất để có thể tham gia theo chuỗi giá trị từ nghiên cứu đến sản xuất và thương mại hóa sản phẩm (như đối với vắc-xin phòng bệnh cho vật nuôi, trước đây cả nước chỉ có 03 cơ sở đủ điều kiện sản xuất các vắc-xin thông thường, sau ba năm triển khai (từ 2014 đến 2017) đã có 07 nhà máy sản xuất vắc-xin đạt tiêu chuẩn GMP được đưa vào vận hành.
Chương trình phát triển thị trường KH&CNĐối với tài sản trí tuệ (không tính quyền tác giả, quyền liên quan và giống cây trồng), giai đoạn 2012 – 2016 đã có 2.667 hợp đồng chuyển nhượng giữa các doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam và 276 hợp đồng chuyển nhượng giữa doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam với nước ngoài tương ứng với 6.026 và 992 đối tượng sở hữu công nghiệp được chuyển nhượng. Trong đó, các dự án thương mại hóa được hỗ trợ từ Chương trình đã góp phần nhằm làm tăng số lượng sản phẩm công nghệ được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ và tạo động lực gia tăng giá trị giao dịch mua bán tài sản trí tuệ (giải pháp, quy trình, bí quyết công nghệ).
Chương trình đã xây dựng được phương pháp xác định giá trị giao dịch công nghệ, đưa ra các chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự phát triển của thị trường khoa học và công nghệ và tác động của nó đến các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội. Trường hợp nghiên cứu về đề xuất phương pháp xác định giá trị giao dịch của thị trường KH&CN Việt Nam.
Đánh giá về Tác động về kinh tế – xã hội, Chương trình Góp phần làm tăng giá trị giao dịch công nghệ trên thị trường thông qua các sự kiện như kết nối cung cầu công nghệ (Techdemo), Chợ công nghệ và thiết bị (Techmart) và các sàn giao dịch công nghệ, trung tâm ứng dụng chuyển giao tiến bộ KH&CN, giai đoạn 2012-2017, đã có hơn 2000 hợp đồng và biên bản được ký kết với giá trị gần 4.200 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, chương trình đã huy động được các nguồn đầu tư, góp phần mở rộng và phát triển dự án, tạo lợi ích lâu dài thông qua một số dự án thương mại hóa công nghệ và tài sản trí tuệ của các nhà khoa học, góp phần điều tiết hiệu quả và thúc đẩy quá trình hình thành các sản phầm KH&CN, thúc đẩy gia tăng giá trị giao dịch công nghệ trên thị trường. (Điển hình trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã hình thành được mô hình góp vốn đầu tư phát triển sản phẩm thương mại hóa phân bón hữu cơ, sản xuấ hạt gốm xốp kỹ thuật…).
Công Thường