Thực trạng sản xuất kinh doanh mai vàng của tỉnh Bình Định
Làng nghề làm mai ở Bình Định được xem là lâu đời nhất tại nước ta. Với rất nhiều làng nghề tập trung ở nhiều huyện khác nhau, các làng nghề này tập trung làm chuyên mai vàng chứ không rải rác như các vùng khác. Người dân tập trung sản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao nhằm mang lại giá trị cao, họ làm bằng cách mua lại các gốc mai vàng của tỉnh Bình Định truyền thống trong nhà dân để tiếp tục về tạo dáng; nhóm khác tập trung chăm sóc cây mai theo kỹ thuật mới nhất nhằm tạo ra các cây mai có giá trị cao.
Hiện nay, nghề trồng mai vàng cảnh ở Bình Định đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động và mang lại thu nhập cao cho người dân. Mỗi vụ mai, tổng thu của các hộ trồng mai ở mỗi xã đạt trên 100 tỷ đồng (năm 2020). Thị trường tiêu thụ mai Bình Định rộng khắp trong cả nước, không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ trồng mai, nó còn góp phần vào làm đẹp và kích thích cho khu Di tích phát triển. Đồng thời, hoạt động sản xuất và kinh doanh mai vàng được thực hiện thành công sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho nhân dân các vùng trồng mai vàng của tỉnh Bình Định. Hoạt động sản xuất và buôn bán mai vàng tạo nên nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập, đảm bảo đời sống dân sinh và góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng.
Tuy nhiên, hiện nay, người dân trồng mai vàng tỉnh Bình Định càng gặp những khó khăn hơn, như: Người trồng mai chủ yếu làm nghề theo kinh nghiệm và bí quyết mà chưa có thống nhất một quy trình chung nào; Chi phí đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, đất phù sa, công lao động tăng; Dịch bệnh và Biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến thời vụ; Thời gian canh tác để cho thu hoạch kéo dài vài năm làm cho thu hồi vốn chậm; Danh tiếng mai vàng của tỉnh Bình Định được nhiều người biết đến nhưng lại chưa có thông tin nhận biết sản phẩm dẫn đến việc giả mạo danh tiếng của mai vàng của tỉnh Bình Định làm giảm giá trị và dần dần mất niền tin của người tiêu dùng trong cả nước,…
Những khó khăn này làm cho nghề trồng mai vàng của tỉnh Bình Định gặp thêm nhiều rủi ro, giá trị thu được chưa tương xứng, chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh đặc thù và tay nghề của các nghệ nhân mai vàng của tỉnh Bình Định. Vì vậy, để tạo thuận lợi cho phát triển nghề trồng mai vàng của tỉnh Bình Định cũng như góp phần giải quyết các khó khăn nêu trên; từ đó làm giúp nâng cao giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người trồng mai vàng của tỉnh Bình Định, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các làng nghề và giữ gìn nét văn hóa truyền thống của nghề trồng mai tỉnh Bình Định, thì việc xây dựng bảo hộ Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm mai vàng Bình Đình là rất cấp bách hiện nay.
Hiệu quả kinh tế - xã hội của nhiệm vụ
Các giống mai vàng của tỉnh Bình Định đã thể hiện được tính chất riêng biệt, có mối liên hệ với điều kiện tự nhiên, sinh thái của khu vực sản xuất. Đây chính là cơ sở khoa học để xây dựng CDĐL cho Mai vàng của tỉnh Bình Định. Để giúp người sản xuất, kinh doanh sản phẩm đạt hiệu quả kinh tế cao, đồng thời tăng khả năng nhận biết bảo vệ danh tiếng cho sản phẩm. Việc tiến hành thực hiện nhiệm vụ “Đăng ký bảo hộ và quản lý chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm mai vàng của tỉnh Bình Định” Trung tâm Thông tin - Ứng dụng Khoa học và Công nghệ Bình Định chủ trì thực hiện là hoàn toàn phù hợp và hết sức có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay.
Khi được phê duyệt, nhiệm vụ triển khai các nội dung để xác lập quyền CDĐL “Bình Định” cho sản phẩm mai vàng của tỉnh Bình Định gắn với kiểm soát chất lượng và nguồn gốc sản phẩm được bảo hộ. Xây dựng các điều kiện, phương tiện phục vụ quản lý và khai thác, phát triển CDĐL phù hợp với điều kiện của địa phương, khu vực và tính chất đặc thù của sản phẩm mai vàng của tỉnh Bình Định được bảo hộ. Xây dựng hệ thống công cụ phục vụ quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm được bảo hộ CDĐL. Quảng bá và phát triển CDĐL “Bình Định” cho sản phẩm mai vàng nhằm mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị, khả năng cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường.
Việc xây dựng thành công chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm mai vàng của tỉnh Bình Định góp phần nâng cao vị thế sản phẩm trên thị trường và góp phần mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho các hộ sản xuất mai vàng và các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Định nói riêng và các cơ sở kinh doanh mai vàng của tỉnh Bình Định ở các địa phương khác nói chung. Đồng thời, gìn giữ và phát triển giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, bảo vệ uy tín và danh tiếng sản phẩm các làng nghề trồng mai vàng của tỉnh Bình Định
Chỉ dẫn địa lý mai vàng của tỉnh Bình Định sau khi được đăng ký bảo hộ khi lưu thông phải bảo đảm những tiêu chí nhất định về chất lượng, phải được gắn nhãn mác, mã số, mã vạch theo những quy cách nhất định, chỉ rõ nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm và sẽ được giới thiệu, quảng bá đến đông đảo người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Chính vì vậy, các sản phẩm mai vàng của tỉnh Bình Định sau khi được bảo hộ người tiêu dùng sẽ dễ nhận biết và lựa chọn sản phẩm; sản phẩm sẽ góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ trong tương lai, có sức cạnh tranh hơn so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường; củng cố lòng tin của người tiêu dùng đối với mai vàng của tỉnh Bình Định từ đó gia tăng giá trị, thúc đẩy sản phẩm tham gia tốt hơn vào thị trường trong nước và xuất khẩu.
Nhiệm vụ được thực hiện với sự tham gia của các sở, ban, ngành, các cơ quan chuyên môn, các cơ quan quản lý của địa phương, các tổ chức tập thể, những người sản xuất trực tiếp, vì vậy sẽ góp phần nâng cao công tác quản lý chất lượng, thương hiệu của các làng nghề trồng mai vàng một cách đồng bộ và hiệu quả.
Nhiệm vụ thành công sẽ là mô hình điểm để nhân rộng về Quản lý và phát triển các chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu khác, nâng cao giá trị cho các sản phẩm đặc trưng khác của tỉnh, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, mở ra một tiềm năng phát triển kinh tế nghề trồng mai vàng của tỉnh Bình Định, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội, an ninh trật tự ở địa phương, đặc biệt là góp phần vào phát triển du lịch của tỉnh Bình Định.
Công Thường |