Chi tiết chương trình
 
Phát triển, kiểm soát chất lượng chỉ dẫn địa lý nhãn lồng Hưng Yên
 Ngày: 12-10-2024
File đính kèm: , ,
Chỉ dẫn địa lý “Hưng Yên” là công cụ nhằm giữ gìn và phát triển danh tiếng của sản phẩm nhãn lồng, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, khai thác hiệu quả lợi thế và tăng giá trị tài sản trí tuệ trong từng sản phẩm nhãn lồng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Việc quản lý và phát triển thành công chỉ dẫn địa lý “Hưng Yên” cho sản phẩm nhãn lồng còn góp phần tạo cơ sở vững chắc, an tâm cho người tiêu dùng khi sử dụng, từ đó nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm và hình ảnh cho địa phương.

Thứ nhất, ổi mới trong phương thức quản lý chỉ dẫn địa lý kết hợp với việc khai thác hiệu quả

Chỉ dẫn địa lý "Hưng Yên" đã có hệ thống các văn bản quản lý được cập nhật theo các quy định mới nhất của Pháp luật hiện hành về sở hữu trí tuệ trong đó chú trọng tới việc “ghi nhận quyền” cho cộng đồng những người sản xuất sản phẩm, tổ chức quản lý và cơ quan Nhà nước đóng vai trò “điều phối” để hài hòa lợi ích, nâng cao vai trò tham mưu của Phòng Quản lý chuyên ngành, vai trò thường trực của Trung tâm Thông tin, Thống kê, Ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý chỉ dẫn địa lý Trên cơ sở tạo nền tảng vững chắc cho Hội Nhãn lồng tỉnh Hưng Yên, gắn vai trò của Hội Nhãn lồng tỉnh Hưng Yên vào hoạt động khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý, phát huy hiệu quả chỉ dẫn địa lý “Hưng Yên” trong việc kết nối với các cơ sở kinh doanh, phân phối các sản phẩm qua các hoạt động xúc tiến thương mại như hội chợ, hội nghị, triển lãm…


Hoạt động gắn chỉ dẫn địa lý "Hưng Yên" với mã số vùng trồng và thực hiện được các hoạt động chuẩn bị sẵn sàng cho công tác xuất khẩu sản phẩm nhãn lồng mang chỉ dẫn địa lý "Hưng Yên" sang các thị trường tiềm năng đã gián tiếp góp phần tác động tới các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương trong công tác hỗ trợ người dân sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhãn lồng mang chỉ dẫn địa lý "Hưng Yên": sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên, các sự kiện xúc tiến thương mại và xuất khẩu nhãn đi Nhật của Sở Công thương, các sự kiện livestream bán hàng và gian hàng OCOP của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sự vào cuộc vận động và đồng hành của Ủy ban nhân dân các huyện/thị xã/thành phố và các Phòng Kinh tế/Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong vùng chỉ dẫn địa lý.

Chỉ dẫn địa lý cũng đã giúp các địa phương quan tâm, phát triển Hội Nhãn lồng tỉnh Hưng Yên, thúc đẩy sự tham gia của chủ thể kết nối vào các chương trình lớn của Nhà nước như Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mỗi xã một sản phẩm, đồng thời góp phần giúp các HTX, doanh nghiệp, hộ gia đình tổ chức sản xuất, thương mại sản phẩm trên thị trường. Nhiều HTX đã phát huy được vai trò của các thương hiệu, tổ chức phát triển hiệu quả các thương hiệu được bảo hộ để tổ chức sản xuất, thương mại sản phẩm ra thị trường, điển hình như các Hợp tác xã Nông nghiệp xanh Phố Hiến, Hợp tác xã Nhãn Trường An…

Mở rộng cộng đồng sản xuất, kinh doanh sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, nâng cao thu nhập cho người dân

Việc chủ động trong quá trình khai thác và quản lý chỉ dẫn địa lý giúp các tổ chức, cá nhân chủ động và có chiến lược quản lý, khai thác, phát triển chất lượng sản phẩm và bảo vệ thương hiệu sản phẩm.  Từ 03 Hợp tác xã và 06 cá nhân được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý năm 2017, đến năm 2023 trên địa bàn tỉnh đã có 14 Hợp tác xã và 46 cá nhân/hộ kinh doanh được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý "Hưng Yên", giúp đưa chỉ dẫn địa lý thâm nhập sâu vào sản xuất và kinh doanh sản phẩm nhãn lồng của tỉnh.  Một số tổ chức và cá nhân có nhu cầu sử dụng chỉ dẫn địa lý "Hưng Yên" nhưng chưa được cấp quyền sử dụng năm 2023, sẽ tiếp tục đề nghị ghi nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý năm 2024.  Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên và Sở Khoa học và công nghệ đã phê duyệt chủ trương mở rộng vùng địa lý sản phẩm bảo hộ chỉ dẫn địa lý "Hưng Yên" cho huyện Phù Cừ và huyện Ân Thi, nâng cao hiệu quả của chỉ dẫn địa lý đầu tiên và duy nhất của tỉnh đến thời điểm hiện tại.

Theo số liệu của đơn vị chủ trì thực hiện thu thập trong 3 năm từ 2021 tới 2023, cố định giá thành sản xuất của nhãn lồng Hưng Yên, giá bán sản phẩm nhãn lồng có sự thay đổi. Quy trình kỹ thuật sản xuất nhãn lồng của tỉnh Hưng Yên tương đối đồng đều trên toàn tỉnh, để đánh giá hiệu quả kinh tế của sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên, có thể dựa vào giá bán nhãn từng năm. Theo nhận định của Lãnh đạo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hưng Yên, sản phẩm nhãn nằm trong vùng chỉ dẫn địa lý và được cấp mã số vùng trồng có giá bán ổn định và cao hơn nhiều lần so với nhãn lồng của các khu vực khác (bình quân 40.000 - 50.000 đồng/kg), việc tiêu thụ cũng thuận lợi hơn.

Chỉ dẫn địa lý “Hưng Yên” đã tác động tích cực và rõ ràng đến nhận thức, sự quan tâm, đầu tư về nguồn lực của các địa phương, nhận thức của doanh nghiệp, người dân trong việc bảo vệ danh tiếng, giá trị của các sản phẩm được bảo hộ. Các địa phương đã có ứng dụng những kỹ thuật canh tác hiện đại đảm bảo sản xuất sản phẩm nhãn lồng an toàn, đáp ứng yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, đối tượng thụ hưởng đã có sự quan tâm về quá trình thu hoạch, sơ chế, đóng gói và sử dụng bao bì nhãn mác tích hợp chỉ dẫn địa lý “Hưng Yên” trong quá trình kinh doanh, thương mại hóa sản phẩm.

Góp phần nâng cao nhận thức và năng lực cho người dân

Các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã thay đổi nhận thức về chỉ dẫn địa lý và sở hữu trí tuệ, chủ động đề nghị được cấp quyền/ghi nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tích cực tham gia góp ý các văn bản quản lý chỉ dẫn địa lý, hệ thống nhận diện, hệ thống bao bì tem nhãn...trong khuôn khổ nhiệm vụ.  Các Hợp tác xã, người nông dân đang tích cực thay đổi cơ cấu giống nhãn lồng, chuyển sang trồng các giống nhãn có năng suất cao (nhãn đường phèn, nhãn siêu ngọt) hoặc có giá trị kinh tế cao (nhãn cùi cổ, nhãn cùi vân), hoặc có giá trị chế biến cao (nhãn hương chi - làm long nhãn, long nhãn ôm sen).

Người dân Hưng Yên chủ động và sáng tạo trong việc chủ động điều chỉnh mùa vụ nhãn lồng, rải vụ, xử lý ra hoa sớm cho nhãn lồng để nâng cao hiệu quả kinh tế (nhãn T5, T6 có thể cho thu hoạch vào tháng 2 hàng năm, nhãn muộn Khoái Châu có thể thu hoạch vào tháng 10, tháng 11 hàng năm).  Hợp tác xã, hộ kinh doanh được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý đầu tư cho bao bì, tem nhãn sản phẩm nhiều hơn, nhiều nhất là các thùng carton đựng nhãn có khối lượng 5 kg và các hộp nhựa đựng nhãn có khối lượng 1 kg. Các bao bì tem nhãn này đều sử dụng dấu hiệu nhận diện của chỉ dẫn địa lý.  Ý thức tuân thủ của người dân trong vùng trồng đã được cấp mã số được nâng cao, sử dụng đúng các loại thuốc bảo vệ thực vật và thực hiện ghi chép nhật ký canh tác đầy đủ, tự nguyện phối hợp giám sát mã số vùng trồng, tuân thủ các quy định về sinh vật gây hại.

Chỉ dẫn địa lý “Hưng Yên” cho sản phẩm nhãn lồng đã tác động tích cực đến giá trị của sản phẩm, sản phẩm nhãn lồng tiếp cận đến người tiêu dùng thông qua nhiều hình thức quảng bá và tiêu thụ khác nhau (trực tuyến) trên các nền tảng lớn như Facebook, Tiktok, Shopee… giá bán của sản phẩm sau khi được bảo hộ đều có xu hướng tăng từ 1,5 - 2 lần so với trước đây. Sản phẩm nhãn lồng có đủ khả năng tiếp cận được các thị trường bên ngoài nước thông qua xuất khẩu chính ngạch như Trung Quốc, Nhật Bản.

Công Thường

Các tin đã đưa
Nhu cầu bảo hộ quyền SHTT đối với sản phẩm gạo tám Ấp bẹ Xuân Đài của tỉnh Nam Định  (30-10-2024)
Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm mắc ca của tỉnh Lai Châu  (28-10-2024)
Nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ  (26-10-2024)
Truyền thông chính sách về sở hữu trí tuệ, bảo hộ chỉ dẫn địa lý và quảng bá hình ảnh địa phương   (24-10-2024)
Xây dựng CDĐL “Bình Tân – Vĩnh Long” cho sản phẩm khoai lang tím  (23-10-2024)
Một số kinh nghiệm phát triển chỉ dẫn địa lí trên thế giới  (22-10-2024)
Sự cần thiết trong việc xây dựng biểu trưng chỉ dẫn địa lý quốc gia  (18-10-2024)
Hoạt động quản lý nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý của Trung Quốc  (16-10-2024)
Đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu chứng nhận “Kon Hà Nừng - Gia Lai”  (15-10-2024)
Định hướng phát triển du lịch nông thôn gắn với bảo hộ nhãn hiệu  (13-10-2024)
Đăng ký bảo hộ và quản lý chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm mai vàng của tỉnh Bình Định  (10-10-2024)
Nhu cầu nâng cao nhận thức về SHTT trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới  (07-10-2024)
Vận dụng kinh nghiệm quốc tế trong việc biên soạn, phát hành tài liệu về quản lý tài sản trí tuệ  (05-10-2024)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm sò huyết của tỉnh Cà Mau  (30-10-2023)
Nâng cao hiệu quả hoạt động sở hữu trí tuệ và quản trị tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp  (28-10-2023)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm chè Shan tuyết Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên  (26-10-2023)
KẾT QUẢ BẢO HỘ, QUẢN LÝ TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC ĐỊA PHƯƠNG CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG  (24-10-2023)
Xử lý ô nhiễm nguồn nước trong các hệ thống nuôi tôm  (23-10-2023)
Các giải pháp liên kết nâng cao chuỗi giá trị cam Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang  (22-10-2023)
Nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo cho cộng đồng nữ trí thức Việt Nam  (18-10-2023)