Chi tiết chương trình
 
Đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu chứng nhận “Kon Hà Nừng - Gia Lai”
 Ngày: 15-10-2024
File đính kèm: , ,
Tỉnh Gia Lai là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở phía Bắc vùng Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên rộng thứ hai cả nước. Nhiều sản phẩm chủ lực, có chất lượng trên của Gia Lai đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể trong chương trình phát triển tài sản trí tuệ của tỉnh hoặc được công nhận đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP.
Thực trạng khai thác khu dự trữ sinh quyển thế giới cao nguyên Kon Hà Nừng
Khu dự trữ sinh quyển thế giới cao nguyên Kon Hà Nừng có tài nguyên du lịch đa dạng, đặc sắc (rừng tự nhiên, thác nước tự nhiên, di tích lịch sử, làng văn hóa, không gian văn hóa cồng chiêng, bản sắc dân tộc, truyền thống sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ẩm thực...). Một số sản phẩm được sản xuất trong khu dự trữ sinh quyển thế giới cao nguyên Kon Hà Nừng đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ như: Rau An Khê; gạo Ba Chăm Mang Yang, Rau Đak Pơ, Khoai lang Lệ Cần Đak Đoa, chanh dây, mật ong...


Với nhu cầu du lịch trải nghiệm của du khách ngày càng tăng do đi du lịch với cảm giác không bị gò bó, bị áp đặt theo chương trình khép kín nên các tài nguyên du lịch trên của Kon Hà Nừng có nhiều lợi thế và tiềm năng khai thác phát triển các loại hình du lịch cộng đồng để đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của khách du lịch. Thay vì chỉ dừng lại ở cung cấp dịch vụ ngủ, nghỉ và ăn uống thì du lịch trải nghiệm đòi hòi cung cấp dịch vụ đa dạng hơn nhằm đáp ứng đúng nhu cầu của du khách như: Được tìm hiểu lịch sử, văn hóa, đời sống, xã hội, môi trường, cảnh quan, được hòa nhập với thiên nhiên, không gian văn hóa, được trao đổi, cùng làm và cùng tham gia các hoạt động sản xuất, vui chơi, thể thao, giải trí tại điểm đến du lịch, được mua bán sản phẩm, đồ lưu niệm...

Du lịch trải nghiệm hạn chế tối thiểu những ảnh hưởng đến môi trường, thể hiện sự tôn trọng đối với các nền văn hóa khác nhau, đòi hỏi du khách chủ động, linh hoạt để trải nghiệm và học hỏi chứ không phải chỉ đơn thuần là đứng lại và nhìn ngắm lướt qua vì vậy việc phát triển nó mang tính bền vững. Loại hình du lịch này rất phù hợp để khuyến khích khai thác, phát triển trong các khu dự trữ sinh quyển thế giới như tại cao nguyên Kon Hà Nừng Gia Lai.

Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các tài nguyên du lịch của khu vực Kon Hà Nừng Gia Lai còn chưa được khai thác phục vụ phát triển du lịch, các sản phẩm và dịch vụ du lịch đang khai thác chưa có tiêu chuẩn cụ thể, không đồng bộ nên giá trị khai thác chưa cao, chưa được nhiều du khách, người sử dụng biết đến. Để khắc phục những hạn chế trên, đồng thời thúc đẩy phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch cần đánh giá hiện trạng, từ đó xây dựng công cụ bảo hộ, nhận diện, quảng bá chung cho các sản phẩm, dịch vụ du lịch của khu vực cao nguyên Kon Hà Nừng Gia Lai. Bởi vì các sản phẩm, dịch vụ du lịch này cũng là tài sản trí tuệ có quan hệ chặt chẽ với điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội và con người của khu vực địa lý. Đây là tài sản cộng đồng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và tạo ra dấu hiệu nhận biết của sản phẩm, dịch vụ du lịch khu vực địa lý Kon Hà Nừng trên bản đồ du lịch quốc gia. Đối chiếu với các loại hình tài sản trí tuệ cho cộng đồng có thể cùng nhau khai thác và sử dụng thì việc đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Kon Hà Nừng - Gia Lai” cho các sản phẩm, dịch vụ du lịch thuộc Khu dự trữ sinh quyển thế giới cao nguyên Kon Hà Nừng, tỉnh Gia Lai là phù hợp nhất.

Mục tiêu xây dựng, quản lý, phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Kon Hà Nừng - Gia Lai”

Các nhóm sản phẩm, dịch vụ phục vụ phát triển du lịch cho khu dự trữ sinh quyển cao nguyên thế giới cao nguyên Kon Hà Nừng Gia Lai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận bao gồm: Nhóm dịch vụ và Nhóm sản phẩm hàng hóa phục vụ phát triển du lịch. Nhóm dịch vụ có thể đăng ký bảo hộ gồm: mua bán sản phẩm, cho thuê nông trại, hướng dẫn du lịch, giải trí, cơ sở lưu trú, nhà hàng ăn uống, dịch vụ cho thuê khác... Để đáp ứng nhu cầu mua bán, sử dụng sản phẩm hàng hóa bản địa của du khách, thì bên cạnh các sản phẩm đã được bản hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, còn nhiều sản phẩm đặc trưng khác của khu vực có thể đăng ký bảo hộ như: Các sản phẩm tinh dầu, rượu cần, dệt thổ cẩm, dược liệu, rau, trái cây, sản phẩm cây công nghiệp, mật ong, thịt chế biến... Các nhóm sản phẩm, dịch vụ du lịch đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu chứng nhận “Kon Hà Nừng - Gia Lai” sẽ được xác định cụ thể thông qua kết quả khảo sát hiện trạng và các hội thảo lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, chủ thể sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ khu vực Kon Hà Nừng Gia Lai.

Nhãn hiệu chứng nhận “Kon Hà Nừng - Gia Lai” được đăng ký bảo hộ thành công nhằm quản lý, quảng bá, giới thiệu và phát triển các sản phẩm, dịch vụ du lịch, từ đó góp phần cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập và nâng cao nhận thức trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc cho người sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ du lịch thuộc Khu dự trữ sinh quyển thế giới cao nguyên Kon Hà Nừng, tỉnh Gia Lai.

Thông qua nhiệm vụ, các chuyên gia sẽ tiến hành đánh giá được hiện trạng sản xuất, kinh doanh, quản lý, khai thác các sản phẩm, dịch vụ du lịch thuộc khu dự trự sinh quyển thế giới cao nguyên Kon Hà Nừng, tỉnh Gia Lai; hoàn thiện các quy trình: Đăng ký bảo hộ, tổ chức quản lý, khai thác và phát triển nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm, dịch vụ du lịch thuộc khu dự trữ sinh quyển thế giới cao nguyên Kon Hà Nừng nói chung và các sản phẩm, dịch vụ khác nói riêng trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Nhiệm vụ thành công sẽ góp phần giới thiệu cảnh quan, văn hóa, con người của tỉnh Gia Lai đối du khách trong và ngoài nước; nâng cao kiến thức của người dân về tầm quan trọng, những lợi ích của tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học tại Khu dự trữ sinh quyển mang lại, từ đó thu hút sự tham gia của người dân trong việc bảo tồn và phát triển Khu dự trữ sinh quyển.

 Công Thường

Các tin đã đưa
Nhu cầu bảo hộ quyền SHTT đối với sản phẩm gạo tám Ấp bẹ Xuân Đài của tỉnh Nam Định  (30-10-2024)
Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm mắc ca của tỉnh Lai Châu  (28-10-2024)
Nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ  (26-10-2024)
Truyền thông chính sách về sở hữu trí tuệ, bảo hộ chỉ dẫn địa lý và quảng bá hình ảnh địa phương   (24-10-2024)
Xây dựng CDĐL “Bình Tân – Vĩnh Long” cho sản phẩm khoai lang tím  (23-10-2024)
Một số kinh nghiệm phát triển chỉ dẫn địa lí trên thế giới  (22-10-2024)
Sự cần thiết trong việc xây dựng biểu trưng chỉ dẫn địa lý quốc gia  (18-10-2024)
Hoạt động quản lý nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý của Trung Quốc  (16-10-2024)
Định hướng phát triển du lịch nông thôn gắn với bảo hộ nhãn hiệu  (13-10-2024)
Phát triển, kiểm soát chất lượng chỉ dẫn địa lý nhãn lồng Hưng Yên  (12-10-2024)
Đăng ký bảo hộ và quản lý chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm mai vàng của tỉnh Bình Định  (10-10-2024)
Nhu cầu nâng cao nhận thức về SHTT trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới  (07-10-2024)
Vận dụng kinh nghiệm quốc tế trong việc biên soạn, phát hành tài liệu về quản lý tài sản trí tuệ  (05-10-2024)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm sò huyết của tỉnh Cà Mau  (30-10-2023)
Nâng cao hiệu quả hoạt động sở hữu trí tuệ và quản trị tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp  (28-10-2023)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm chè Shan tuyết Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên  (26-10-2023)
KẾT QUẢ BẢO HỘ, QUẢN LÝ TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC ĐỊA PHƯƠNG CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG  (24-10-2023)
Xử lý ô nhiễm nguồn nước trong các hệ thống nuôi tôm  (23-10-2023)
Các giải pháp liên kết nâng cao chuỗi giá trị cam Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang  (22-10-2023)
Nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo cho cộng đồng nữ trí thức Việt Nam  (18-10-2023)