Chi tiết chương trình
 
Truyền thông chính sách về sở hữu trí tuệ, bảo hộ chỉ dẫn địa lý và quảng bá hình ảnh địa phương
 Ngày: 24-10-2024
File đính kèm: , ,
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức, SHTT ngày càng đóng vai trò quan trọng, là yếu tố cốt lõi để thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, bảo đảm môi trường đầu tư, duy trì lợi thế cạnh tranh quốc gia, coi đó là một yếu tố không thể tách rời trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
Công tác bảo hộ CDĐL, hoạt động truyền thông, phổ biến kiến thức

Trong hoạt động SHTT, việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý (CDĐL) có vai trò đặc biệt quan trọng, đặc biệt trong phát triển xuất khẩu, thể hiện trên bốn phương diện: (1) CDĐL bảo vệ nhà sản xuất chống lại nạn hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng không để bị đánh lừa; (2) CDĐL hỗ trợ việc xúc tiến thương mại và là một hộ chiếu cho xuất khẩu, bởi lẽ nó là cơ sở bảo đảm uy tín, sản phẩm đến từ gốc và có chất lượng được khẳng định bằng chính tên gọi của vùng lãnh thổ và được quốc tế công nhận; (3) CDĐL là một công cụ để phát triển nông thôn và mở ra một cách sản xuất khác: Giữ gìn và hồi sinh năng lực các vùng nông thôn; tăng thêm giá trị của sản xuất theo phương pháp truyền thống; cho phép quảng bá di sản nông nghiệp của quốc gia đồng thời giữ được truyền thống văn hoá; bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học; (4) CDĐL góp phần thực hiện sự công bằng kinh tế, bởi lẽ sự phong phú về các CDĐL tiềm năng được phân bổ đều giữa các nước đã phát triển và các nước đang phát triển. Mặt khác, CDĐL được các quốc gia bảo hộ với mức chi phí thấp đối với các nhà sản xuất.


Đến hết năm 2023, có 131 CDĐL được bảo hộ tại Việt Nam, trong đó bao có 13 CDĐL của nước ngoài, 118 CDĐL của Việt Nam. Thông qua CDĐL, giá trị sản phẩm được nâng cao, tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Người dân dần dịch chuyển từ mô hình sản xuất đơn lẻ sang sản xuất tập trung, từ sản xuất, phát triển sản phẩm tự do sang sản xuất, kinh doanh sản phẩm có bảo hộ SHTT và được kiểm soát về nguồn gốc, chất lượng. Việc bảo hộ SHTT cho các sản phẩm đặc thù địa phương còn góp phần giữ gìn các giá trị văn hóa dân tộc, tri thức truyền thống, phát huy và tôn vinh giá trị sản phẩm được sản xuất theo quy trình bản địa.

Song hành với hoạt động xây dựng cơ chế, chính sách phát triển hoạt động SHTT, trong đó công tác bảo hộ CDĐL, hoạt động truyền thông, phổ biến kiến thức về SHTT, CDĐL nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ quyền SHTT, CDĐL cho cộng đồng rất cần thiết giúp người tiêu dùng, doanh nghiệp và các nhà khoa học có nhận thức đúng về vai trò và tầm quan trọng của quyền SHTT, tuân thủ pháp luật SHTT, đồng thời biết tự bảo vệ mình, tránh tình trạng xâm phạm quyền SHTT, biết khai thác lợi ích to lớn của quyền SHTT trong hoạt động sản xuất kinh doanh và nghiên cứu triển khai.

Với những nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước về SHTT, các đơn vị báo chí, truyền thông, công tác truyền thông về SHTT nói chung trong đó có CDĐL đã từng bước được đẩy mạnh và đạt được những kết quả đáng kể, như các hoạt động truyền thông định kỳ trong khuôn khổ ngày SHTT thế giới (26/4 hàng năm), các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của Cục Sở hữu trí tuệ và các Sở Khoa học và Công nghệ. Đặc biệt, trong khuôn khổ Chương trình phát triển tài sản trí tuệ, hoạt động truyền thông cũng đã được quan tâm thích đáng, cụ thể là đã có hàng chục nhiệm vụ nhằm truyền thông, nâng cao nhận thức về SHTT trên các cơ quan thông tấn, báo chí.

Tuy nhiên, hiện nay có nhiều chính sách mới được ban hành và cần nhanh chóng đi vào thực tiễn cuộc sống như Luật SHTT (sửa đổi, bổ sung năm 2022) và các văn bản hướng dẫn, Chiến lược SHTT đến năm 2030... Trong khi đó, các hoạt động truyền thông về chính sách phát triển SHTT cũng như hoạt động CDĐL chưa tập trung, cập nhật, chưa mang lại hiệu quả như mong đợi.

Tăng cường truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng

Với quan điểm phát triển hệ thống SHTT đồng bộ, hiệu quả ở tất cả các khâu sáng tạo, xác lập, khai thác và bảo vệ, thực thi quyền SHTT, tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, đưa SHTT thành công cụ quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội, Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 đã đặt ra 05 mục tiêu và 09 nhóm nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó có 01 nhóm nhiệm vụ quan trọng là: "Tăng cường truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức về SHTT, khuyến khích đổi mới sáng tạo; xây dựng ý thức tôn trọng và bảo vệ quyền SHTT, hình thành văn hóa SHTT trong xã hội"..

Xuất phát từ thực tiễn nhiệm vụ “Truyền thông chính sách về sở hữu trí tuệ, bảo hộ chỉ dẫn địa lý và quảng bá hình ảnh địa phương thông qua các sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý” đã được đề xuất triển khai với mục tiêu: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về SHTT trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, Quảng bá hình ảnh địa phương thông qua các sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý

- : Nhiệm vụ sẽ triển khai các hoạt động tuyên truyền các chính sách mới thúc đẩy phát triển SHTT trong đó có CDĐL; đặc biệt những nội dung đổi mới căn bản của Luật SHTT sửa đổi, bổ sung năm 2022 và các văn bản hướng dẫn Luật; việc triển khai, đưa chính sách phát triển SHTT vào cuộc sống.

Truyền thông một cách có hệ thống các nội dung về CDĐL thông qua các câu chuyện thực tiễn về thực trạng cũng như những giá trị của việc sử dụng, bảo hộ CDĐL đem lại. Khẳng định ý nghĩa quan trọng của vấn đề bảo hộ, sử dụng chỉ dẫn địa lý trong quá trình hội nhập.

Giới thiệu các sản phẩm mang CDĐL với chất lượng, danh tiếng, giá trị truyền thống, văn hóa và nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm. Từ đó, hướng đến việc xây dựng và phát triển CDĐL như một chiến lược nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, quảng bá hình ảnh, phát huy những giá trị di sản được hình thành từ điều kiện tự nhiên, văn hóa để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm truyền thống.

Thông qua hoạt động truyền thông, giúp người dân, doanh nghiệp, cộng đồng hiểu biết rõ hơn về CDĐL, những giá trị từ việc CDĐL cho sản phẩm mang lại; góp phần định hướng cho các tổ chức, cá nhân và cộng đồng về những vấn đề của CDĐL; người dân có thể tham khảo được những cách làm hay, mô hình hiệu quả để khai thác, sử dụng hiệu quả CDĐL.

Đồng thời, đưa ra được bức tranh toàn cảnh về các sản phẩm được CDĐL hiện nay. Quảng bá các sản phẩm nông sản của Việt Nam đã được CDĐL giúp cộng đồng trong nước và quốc tế có thể nhận diện được các sản phẩm đã được CDĐL, góp phần hạn chế được các tình huống, vụ việc xâm phạm về CDĐL. Từ đó, tăng số lượng sản phẩm được bảo hộ CDĐL và các CDĐL được sử dụng nhiều hơn để nhận diện trong quá trình thương mại sản phẩm cả thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu.

Việc tổ chức sản xuất và truyền thông có trọng tâm, trọng điểm thông qua các loại hình truyền hình, báo in, báo điện tử và mạng xã hội sẽ cung cấp toàn bộ những thông tin về cơ chế, chính sách, tôn vinh những giá trị của địa phương thông qua các sản phẩm đã được bảo hộ CDĐL trong cả nước đến các nhà quản lý từ trung ương đến địa phương, các doanh nghiệp, tổ chức và người dân, từ đó nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của SHTT từng bước hình thành văn hóa SHTT tại Việt Nam, góp phần thực hiện thành công mục tiêu của Chiến lược phát triển SHTT đến năm 2030.

Hoạt động truyền thông của nhiệm vụ sẽ lan tỏa được thông điệp về giá trị, lợi ích của việc quan tâm, phát triển SHTT, CDĐL cho các sản phẩm đặc thù địa phương, góp phần giữ gìn các giá trị văn hóa dân tộc, tri thức truyền thống, phát huy và tôn vinh giá trị sản phẩm được sản xuất theo quy trình bản địa. Từ đó, phát triển công nghiệp du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái của vùng, địa phương, thu hút lượng khách du lịch quan tâm tìm hiểu ngành nghề truyền thống, đồng thời góp phần phát triển các ngành dịch vụ phụ trợ, đem lại nguồn lợi ích kinh tế cao cho cư dân địa phương thông qua các hoạt động xuất khẩu.

Ngoài ra, việc thông tin đầy đủ về từng sản phẩm đã được bảo hộ CDĐL, nhất là cung cấp hiện trạng, thuận lợi và khó khăn góp phần cung cấp cơ sở thực tiễn để các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp… tiếp tục nghiên cứu, hỗ trợ các địa phương ứng dụng công nghệ mới trong quá trình khai thác và phát triển bền vững sản phẩm đặc thù.

Công Thường 


Các tin đã đưa
Nhu cầu bảo hộ quyền SHTT đối với sản phẩm gạo tám Ấp bẹ Xuân Đài của tỉnh Nam Định  (30-10-2024)
Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm mắc ca của tỉnh Lai Châu  (28-10-2024)
Nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ  (26-10-2024)
Xây dựng CDĐL “Bình Tân – Vĩnh Long” cho sản phẩm khoai lang tím  (23-10-2024)
Một số kinh nghiệm phát triển chỉ dẫn địa lí trên thế giới  (22-10-2024)
Sự cần thiết trong việc xây dựng biểu trưng chỉ dẫn địa lý quốc gia  (18-10-2024)
Hoạt động quản lý nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý của Trung Quốc  (16-10-2024)
Đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu chứng nhận “Kon Hà Nừng - Gia Lai”  (15-10-2024)
Định hướng phát triển du lịch nông thôn gắn với bảo hộ nhãn hiệu  (13-10-2024)
Phát triển, kiểm soát chất lượng chỉ dẫn địa lý nhãn lồng Hưng Yên  (12-10-2024)
Đăng ký bảo hộ và quản lý chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm mai vàng của tỉnh Bình Định  (10-10-2024)
Nhu cầu nâng cao nhận thức về SHTT trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới  (07-10-2024)
Vận dụng kinh nghiệm quốc tế trong việc biên soạn, phát hành tài liệu về quản lý tài sản trí tuệ  (05-10-2024)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm sò huyết của tỉnh Cà Mau  (30-10-2023)
Nâng cao hiệu quả hoạt động sở hữu trí tuệ và quản trị tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp  (28-10-2023)
Xây dựng CDĐL cho sản phẩm chè Shan tuyết Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên  (26-10-2023)
KẾT QUẢ BẢO HỘ, QUẢN LÝ TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC ĐỊA PHƯƠNG CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG  (24-10-2023)
Xử lý ô nhiễm nguồn nước trong các hệ thống nuôi tôm  (23-10-2023)
Các giải pháp liên kết nâng cao chuỗi giá trị cam Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang  (22-10-2023)
Nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo cho cộng đồng nữ trí thức Việt Nam  (18-10-2023)